Bạn đã bao giờ nghĩ ở Việt Nam lại có thành phố không có đèn đỏ, thành phố chỉ toàn cây cổ thụ, thành phố trực thuộc xã hay hòn đảo được xem là bí ẩn nhất thế giới chưa? Hãy cùng chúng tôi khám phá những điều kì lạ tại những nơi quen thuộc bạn đã từng nghe tên.

Thành phố của cây cổ thụ

Gọi thành phố trẻ Trà Vinh bằng cái tên mỹ miều thế, bởi vì đúng sự thật. Và một sự thật khác nữa đó là cả Việt Nam, ít có đô thị nào được mệnh danh là “miền xanh”, “thành phố công viên” một cách thương mến như Trà Vinh.

Đường Lê Thánh Tôn có hàng cây đẹp nhất thành phố (Ảnh: Internet)

Đường Lê Thánh Tôn có hàng cây đẹp nhất thành phố (Ảnh: Internet)

Với hơn 800 cây cổ thụ được trồng và chăm sóc đặc biệt trong nội thành, nhưng cây cổ thụ khổng lồ với bóng mát che rợp những con đường, che khuất những tòa nhà cao, nhìn đâu cũng chỉ thấy một màu xanh mướt mát của cây, của lá. Điều đó khiến không ít người khi đến với thành phố này cảm thấy thực sự yên bình, thanh thoát đến lạ kỳ. Hơn 800 cây cổ thụ là một con số “khủng” so với số lượng cây xanh của các thành phố lớn như Hà Hội, TP HCM hay nhiều đô thị khác. Đó cũng có lẽ là niềm ao ước của nhiều đô thị trên thế giới. 

Tại nhiều tuyến đường trung tâm thành phố như đường Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Lê Lợi, Trần Phú, Điện Biên Phủ…cây cổ thụ to mấy người ôm đứng ken dày như giữa rừng nguyên sinh với các loại như sao, dầu, me… khổng lồ trong nội đô (Ảnh: Nam Tuấn)

Tại nhiều tuyến đường trung tâm thành phố như đường Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Lê Lợi, Trần Phú, Điện Biên Phủ…cây cổ thụ to mấy người ôm đứng ken dày như giữa rừng nguyên sinh với các loại như sao, dầu, me… khổng lồ trong nội đô (Ảnh: Nam Tuấn) 

Theo số liệu thì Trà Vinh hiện có 14.346 cây xanh cỡ lớn, trong đó hơn 800 cây cổ thụ từ 100 đến 300 năm tuổi ở các tuyến phố được “quản lý đặc biệt”. Cả năm 2012, Trà Vinh không phải “hy sinh” một cây cổ thụ nào cho việc phát triển của thành phố tưng bừng sức sống của mình bởi chủ trương của họ là “công trình né cây, cây không né công trình”. Các cây đều được quản lý bằng hồ sơ, ảnh, có đánh số trên thân cây, ngồi ở tại văn phòng có thể bật máy tính, xem bản đồ và nhìn thấy hình ảnh hồ sơ của từng cây…

Nhiều cây nhất vẫn là ở các khu trường học, các ngôi chùa Khmer với triết lý sống hài hòa với thiên nhiên. (Ảnh: Internet)

Nhiều cây nhất vẫn là ở các khu trường học, các ngôi chùa Khmer với triết lý sống hài hòa với thiên nhiên. (Ảnh: Internet)

Hòn đảo bí ẩn nhất Thế giới

Từ một nhà tù trở thành nơi nghỉ dưỡng lý tưởng, Côn Đảo đã được trang Lonely Planet bình chọn là một trong những hòn đảo bí ẩn nhất năm 2012 và nằm ở vị trí thứ 9 trong top 10 địa danh đáng sợ nhất Châu Á.

Địa ngục trần gian Côn Sơn. (Ảnh: condaoexplorer)

Địa ngục trần gian Côn Sơn. (Ảnh: condaoexplorer)

Là nhà tù thuộc địa khét tiếng nhất Đông Dương, nơi đây được xem là “địa ngục trần gian” của các chiến sĩ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ với nhiều hình thức tra tấn kinh khủng, cực hình hà khắc không thua kém gì thời Trung cổ.

Nhiều du khách phải đã thật sự rùng mình khi chứng kiến các mô hình phục dựng cảnh tra tấn tại Côn Đảo. (Ảnh: TK)

Nhiều du khách phải đã thật sự rùng mình khi chứng kiến các mô hình phục dựng cảnh tra tấn tại Côn Đảo. (Ảnh: TK)

Nhà tù năm xưa giờ đây được bảo tồn thành Vườn quốc gia. Nơi đây là thế giới tự nhiên của những khu rừng rậm rạp, vùng nước màu ngọc bích và những bãi biển cát trắng, là nhà của các loài cá heo, rùa và các rạn san hô tuyệt đẹp. 

Vườn có tổng diện tích gần 15.043ha, trong đó có 9.000ha biển và 6.043ha rừng. Rừng ở Côn Đảo chủ yếu là rừng nguyên sinh, thuộc hệ sinh thái nhiệt đới hải đảo với 882 loài thực vật, gần 150 loài động vật, trong đó nhiều loài quý hiếm chỉ có ở Côn Đảo như sóc đen Côn Đảo, thạch sùng có cánh Côn Đảo, vài loài chim chỉ có ở Côn Đảo như: chim điên mặt xanh, chim nhiệt đới, chim bồ câu Nicba, ghầm ghì trắng.

Rừng ở Côn Đảo chủ yếu là rừng nguyên sinh, thuộc hệ sinh thái nhiệt đới hải đảo - Ảnh: Sưu tầm

Rừng ở Côn Đảo chủ yếu là rừng nguyên sinh, thuộc hệ sinh thái nhiệt đới hải đảo - Ảnh: Sưu tầm.

Tận mắt nhìn ngắm những động thực vật quý hiếm trên thế giới - Ảnh: Sưu tầm

Tận mắt nhìn ngắm những động thực vật quý hiếm trên thế giới - Ảnh: Sưu tầm

"Thành phố trực thuộc xã"

Thành phố Vạn Tường với qui mô thiết kế 2.400ha, cách TP Quảng Ngãi chừng 25km về hướng đông bắc, là một trong ba dự án chính cho toàn Khu công nghiệp lọc hóa dầu Dung Quất. Từng một thời, thành phố này rất ít dân cư và được coi là "thành phố trực thuộc xã".

Người dân của đô thị Vạn Tường là những người dân quê vốn sống bằng nghề chài lưới hay làm ruộng ở huyện đồi núi và cát trắng Bình Sơn (Quảng Ngãi). Dự án được triển khai, hàng ngàn người dân đã tạm rời quê hương tìm nơi định cư mới, ruộng đồng, nhà cửa để lại sau lưng với kỳ vọng vào sức bật thần kỳ từ khu công nghiệp này. 

Khu Vạn Tường vừa được HĐND tỉnh Quảng Ngãi thông qua Nghị quyết công nhận đạt tiêu chuẩn loại 5

Khu Vạn Tường vừa được HĐND tỉnh Quảng Ngãi thông qua Nghị quyết công nhận đạt tiêu chuẩn loại 5

Điểm du lịch kỳ lạ ở Đông Nam Á

Nằm ở ngoại ô TP.HCM, địa đạo Củ Chi không chỉ là một địa điểm du lịch nổi tiếng mà còn là một trong những công trình kỳ lạ nhất Việt Nam. Đây là một đường hầm kéo dài gần 195 km được xây dựng từ thời kháng chiến chống Mỹ.

Kênh truyền hình National Geographic bầu chọn, hệ thống địa đạo này là một trong những đường hầm vĩ đại nhất thế giới của con người xây dựng.

Kênh truyền hình National Geographic bầu chọn, hệ thống địa đạo này là một trong những đường hầm vĩ đại nhất thế giới của con người xây dựng.

Có một số đường hầm hơi nhỏ và tối nên đã được mở rộng hơn so với trước kia để cho du khách thuận tiện đi lại và đèn cũng được thắp sáng ở đây.

Dù nằm sâu dưới lòng đất, nhưng Địa đạo Củ Chi vẫn đảm bảo thông thoáng về không khí. 

Dù nằm sâu dưới lòng đất, nhưng Địa đạo Củ Chi vẫn đảm bảo thông thoáng về không khí. 

Địa đạo được đào trên một khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở. Hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất, có thể chịu được sức công phá của các loại bom tấn lớn. Các khu vực khác nhau của địa đạo có thể được cô lập khi cần.

Nhiều khách rỉ tai nhau rằng, đến Việt Nam thì không nên bỏ lỡ địa điểm kỳ thú này. (Ảnh: diadaocuchi)

Nhiều khách rỉ tai nhau rằng, đến Việt Nam thì không nên bỏ lỡ địa điểm kỳ thú này. (Ảnh: diadaocuchi)

Ngày nay, địa đạo Củ Chi đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn cho du khách đến thăm Tp. Hồ Chí Minh. Du khách thường chọn điểm tham quan này để được trải nghiệm cuộc sống như những người lính thực thụ trước đây.

Thành phố không có đèn xanh đèn đỏ

Đà Lạt là thành phố duy nhất của cả nước chưa lắp đặt hệ thống đèn xanh, đèn đỏ. Một bất ngờ thú vị. Từ đó cũng dẫn đến việc điều tiết giao thông có nét đặc thù riêng, còn lực lượng CSGT phải làm việc vất vả hơn.

Điều tiết giao thông tại các giao lộ giờ cao điểm

Điều tiết giao thông tại các giao lộ giờ cao điểm

Ông Phạm Tuấn Sơn, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt, cho biết cách đây 2 năm UBND TP. Đà Lạt có đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng một số phương án nhằm chống kẹt xe vào mùa du lịch cao điểm, trong đó có cả phương án lắp đặt hệ thống tín hiệu đèn xanh đèn đỏ tại ngã tư 3 tháng 3 - Nguyễn Văn Cừ - Lê Quý Đôn.

Dạo một vòng thành phố Đà Lạt, chắc chắn bạn không thể tìm ra bất kỳ một cột đèn xanh đèn đỏ nào. Điều tưởng như hiển nhiên với người dân Đà Lạt nhưng lại không nhiều khách du lịch biết đến. (Ảnh: internet)

Dạo một vòng thành phố Đà Lạt, chắc chắn bạn không thể tìm ra bất kỳ một cột đèn xanh đèn đỏ nào. Điều tưởng như hiển nhiên với người dân Đà Lạt nhưng lại không nhiều khách du lịch biết đến. (Ảnh: internet)

Thế nhưng UBND tỉnh chỉ đồng ý mở rộng các vòng xay tại các giao lộ, phân luồng lại giao thông, vì muốn giữ nét đặc trưng không đèn xanh, đèn đỏ cho phố núi Đà Lạt.

Vì sao Đà Lạt lại có nét đặc trưng kỳ lạ này? Theo ông Sơn, thực tế địa hình đường sá Đà Lạt nhiều dốc cao, nếu đặt tín hiệu đèn xanh đèn đỏ cũng không thuận tiện cho xe đang đà lên dốc.

Vào mùa du lịch hè đường phố Đà Lạt trở nên “chật hẹp” hơn

Vào mùa du lịch hè đường phố Đà Lạt trở nên “chật hẹp” hơn

Còn ông Lê Thanh Tùng, người có hơn 60 năm sống tại Đà Lạt, cho biết khi xây dựng TP. Đà Lạt người Pháp chỉ dự trù một thành phố khoảng 90 ngàn dân, nên họ thiết kế các tuyến đường khá nhỏ hẹp uốn lượn theo các triền núi rất thơ mộng. Nay dân số Đà Lạt gần 250 ngàn người, mỗi năm đón trên 5 triệu lượt du khách cùng các phương tiện giao thông ngày càng nhiều khiến đường phố Đà Lạt vốn đã hẹp lại thêm “chật” hơn vì rất khó mở rộng.

Theo Thanh Như/Reatimes