Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, được Quốc hội Việt Nam khoá XI trong kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực vào ngày 1/7/2006.

Luật sở hữu trí tuệ bao gồm các quy định về:

Quyền sở hữu trí tuệ: Quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng

Quyền tác giả: Quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu

Quyền liên quan đến quyền tác giả: Quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa

Quyền sở hữu công nghiệp: Quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh

Quyền đối với giống cây trồng: Quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu

Tên thương mại: Tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực

Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, được Quốc hội Việt Nam khoá XI trong kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005  

Riêng về quyền tác giả, đây là quyền của tổ chức, các nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Quyền tác giả được ghi nhận cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm tạo hình và mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm kiến trúc, phần mềm máy tính.

Quyền tác giả tự động phát sinh từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu, bao gồm các quyền sau đây:

1. Quyền Nhân thân

- Đặt tên cho tác phẩm

- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

2. Quyền tài sản

- Làm tác phẩm phái sinh;

- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

- Sao chép tác phẩm;

- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. Tác phẩm được bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả là các tác phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật.

Một số thông tin về Luật bản quyền quốc tế:

  • Luật bản quyền áp dụng trên mạng internet
  • Theo luật Mỹ, những gì bạn viết ra sẽ được luật bản quyền bảo vệ ngay khi nó được viết ra mà không cần phải khai báo.
  • Bạn có thể sử dụng những thông tin có bản quyền dưới dạng trích dẫn và không vượt quá 500 từ hoặc 10% bài viết.
  • Bạn phải hỏi tác giả và được cho phép mới được sử dụng hoặc dịch sang tiếng khác.
  • Hầu hết mọi thứ đều có bản quyền, do vậy bạn nên tạo thói quen biết tôn trọng luật bản quyền.
  • Khi bị kiện ra tòa, bạn không thể chỉ nói “tôi không biết luật”, điều đó không bào chữa cho hành vi của bạn.
  • Đăng tải bài viết (dù có đường link dẫn nguồn) mà chưa hỏi ý kiến vẫn là vi phạm luật bản quyền.
  • Xin phép được sử dụng thông tin có bản quyền giúp bạn tránh nhiều rắc rối.

Theo An Nhi (Tổng hợp)/Gia đình Việt Nam