Những điều nên làm trong tết Đoan Ngọ mang lại may mắn

1. Treo cành xương rồng trên cửa

Đoan Ngọ là thời gian dương khí vượng nhất

Đoan Ngọ là thời gian dương khí vượng nhất

Đoan Ngọ là thời gian dương khí vượng nhất, muốn cho nhà mình đón được nhiều vượng khí nhất thì bạn có thể treo một nắm cây ngải cứu hoặc một cành xương rồng trên cửa, 2 loại cây này sẽ có tác dụng trừ tà, loại bỏ mọi tà khí. Còn biện pháp tối ưu nhất là bạn sửa sang, quét dọn nhà cửa sạch sẽ một chút.

 2. Mang theo một nắm hương (nhang) bên mình 

Mang theo một chút hương trầm theo người trong ngày Tết Đoan Dương. Những nguyên liệu để làm ra hương sẽ là vật hộ thân an toàn, vừa có tác dụng phòng bệnh, vừa có tác dụng trừ tà. 

3. Tắm bằng thảo mộc

Tắm thảo mộc ngày tết Đoan Ngọ để xua đi tà khí vừa làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn, tinh thần sảng khoái

Tắm thảo mộc ngày tết Đoan Ngọ để xua đi tà khí vừa làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn, tinh thần sảng khoái

Trong ngày Tết Đoan Ngọ bạn cũng có thể sử dụng nhưng cây cỏ thiên nhiên nấu lên làm nước tắm vừa để xua đi tà khí vừa làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn, tinh thần sảng khoái. Các loại cây có thể dùng để đun nước tắm như cỏ mần trầu, bông mã đề, lá mùi già, hương nhu… 

4. Phóng sinh 

Đoan Ngọ là dịp để bạn làm việc thiện như phóng sinh

Đoan Ngọ là dịp để bạn làm việc thiện như phóng sinh

Đoan Ngọ cũng là thời điểm thích hợp để bạn làm việc thiện như phóng sinh. Điều này có thể là vì chính bản thân mình hoặc cho người nhà, tu nhân tích đức, quảng kết thiện duyên, phóng sinh là phương pháp loại bỏ ưu buồn, đau khổ hiệu quả nhất.

 5. Quét dọn phòng vệ sinh

Phòng vệ sinh cần quét dọn sạch sẽ. Phòng vệ sinh mà dơ bẩn thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, như vậy cần quét dọn sạch sẽ, chẳng những làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn mà còn có thể đánh bay vận xui.

6. Không đến những nơi có nhiều âm khí

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, tốt nhất là bạn không nên tới những nơi có nhiều âm khí như bệnh viện, nghĩa trang, ao hồ, nơi tối tăm, vắng vẻ để tránh bị âm khí làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần.

Những tục lệ trong ngày tết Đoan Ngọ

Nhiều tập tục tết Đoan Ngọ xưa đã bị mai một đi ít nhiều

Nhiều tập tục tết Đoan Ngọ xưa đã bị mai một đi ít nhiều

Ngoài việc cúng lễ trong ngày Tết Đoan Ngọ, xưa và cả nay ở một vài địa phương, người Việt ta có nhiều tục lệ được mọi người cùng theo. Những tục lệ có khi ta bắt chước theo người Trung Hoa, có khi chính là tục lệ riêng của nước ta:

Tục giết sâu bọ,

Tục nhuộm móng chân móng tay,

Tục đeo bùa tui bùa túi,

Tục tắm nước lá mùi,

Tục khảo cây lấy quả,

Tục hái thuốc vào giờ Ngọ,

Tục treo ngãi cứu để trừ tà,

Tục đi siêu.

Tuy nhiên, phần lớn các tục lệ này nay đã được bãi bỏ, chỉ còn giữ lại tục tắm nước lá và tục đi hái lá thuốc.

Tục hái thuốc mồng 5 âm lịch cũng bắt đầu từ giờ Ngọ, đó là giờ có Dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư. Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể, nhất là lá ích mẫu, lá cối xay, lá vối, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi... đem về ủ rồi phơi khô, để sau đem nấu uống cho rằng uống thế thì lành.

Lại có nhiều người đi lấy lá ngải cứu, năm nào thì kết hình con thú nǎm ấy như năm Tý thì kết con chuột, năm Sửu kết con trâu, năm Dần kết con hổ... treo ở giữa cửa, để trừ ma quỷ và về sau ai có bệnh đau bụng thì dùng làm thuốc sắc uống.

Theo truyền thống của từng miền, vào ngày này, ngoài hoa quả, những món ăn cũng khác nhau. Tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc ngày này, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm, và bánh tro tính mát ăn dễ tiêu giúp thanh nhiệt lợi tiểu, thải độc cho cơ thể… nên thường được dùng trong dịp Tết Đoan Ngọ.

Với món cơm rượu, có người sử dụng gạo nếp trắng nhưng phần lớn là nếp cẩm vì mùi thơm nồng hơn hẳn. Ở nông thôn, hầu như người phụ nữ nào cũng biết ủ cơm rượu nên cứ đến dịp Tết Đoan Ngọ là mùi cơm rượu thơm nồng lại tỏa khắp xóm làng.

Còn ở Đà Nẵng, món không thể thiếu trên mâm cơm cúng là bánh ú tro. Ngoài ra, theo truyền thống của người miền trong, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này. Tại TP.HCM, vịt quay, heo quay ngày này thường tăng hơn so với ngày thường.

Theo An Nhiên / Reatimes