Quan niệm: Cứ đâm là bung

Câu trả lời là tùy trường hợp, không phải cứ đâm là túi khí bung. Có những trường hợp, xe bị va chạm dẫn tới nát đầu trước, nhưng túi khí vẫn không bung, bởi lẽ lúc này những tính toán điện tử của xe cho thấy, chỉ cần dây đai an toàn là đủ bảo vệ người trên xe, mà không cần thiết đến túi khí.

Theo thứ tự phản ứng, khi xe đâm vào vật thể khác, hệ thống khung gầm, thân xe sẽ hấp thụ một phần lực (có thể làm biến dạng), giảm lực tác dụng vào cabin. Sau đó, dây đai an toàn giữ hành khách không lao về phía trước do quán tính. Quá trình phản ứng an toàn sẽ dừng lại tại đây, nếu vụ va chạm không đủ nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người trong xe.

Không thắt dây an toàn

Điều quan trọng là túi khí không hoạt động độc lập mà nó kết hợp với dây đai an toàn để bảo vệ hành khách. Nếu không thắt dây an toàn khi va chạm xảy ra, cơ thể hành khách sẽ lao thẳng về phía trước, cùng lúc đó túi khí bung ra sẽ đẩy phần đầu đập vào kính lái và lực bung 322km/h của nó sẽ gây chấn thương nặng ở vùng ngực hành khách.

Những nguy hiểm do hiểu sai việc sử dụng túi khí tài xế nên lưu ý

Những nguy hiểm do hiểu sai việc sử dụng túi khí tài xế nên lưu ý.

Cho trẻ em ngồi sai cách

Túi khí tương tự như một quả bom nhỏ phát nổ khi có tai nạn, nó được thiết kế để đỡ cơ thể người lớn với trọng lượng hơn 100kg. Trong khi đó, cơ thể trẻ em lại quá nhỏ và yếu ớt, vì vậy hậu quả sẽ rất khôn lường khi chúng phải chịu lực va đập lớn với túi khí.

Các nhà sản xuất luôn khuyến cáo nên để trẻ em ngồi ở hàng ghế sau và phải thắt dây an toàn. Đối với trẻ sơ sinh, bạn nên dùng ghế chuyên dụng và treo chúng vào móc phía trong xe, được chế tạo riêng cho loại ghế này. Nếu ghế của bạn không thể treo được, hãy xoay chúng lại sao cho tầm mắt của trẻ nhìn vào mặt lưng ghế ngồi, để túi khí khi bung sẽ không va chạm trực diện với trẻ.

không bao giờ đặt ghế trẻ em thiết kế theo kiểu rear-facing (lắp ghế trẻ em quay ngược về sau) ở phía trước ghế hành khách nếu ở đó đã có túi khí an toàn side airbag (loại túi để ở cả hai bên hông xe).

Ở ghế trẻ em kiểu rear-facing, đầu của em bé gần như chạm vào túi khí, và đó là nguyên nhân dẫn đến tử vong của 9 trẻ sơ sinh tại Mỹ liên quan đến túi khí, theo báo cáo của Ủy ban NHTSA. Nhiều cha mẹ cho rằng sẽ an toàn hơn nếu họ có thể để mắt đến con yêu trong khi đang lái xe, hơn là đặt con vào ghế sau. Nhưng thực tế đã chứng minh lũ trẻ an toàn hơn khi ngồi ở ghế sau.

Các nhà sản xuất luôn khuyến cáo nên để trẻ em ngồi ở hàng ghế sau và phải thắt dây an toàn.

Các nhà sản xuất luôn khuyến cáo nên để trẻ em ngồi ở hàng ghế sau và phải thắt dây an toàn.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra những phụ nữ thấp hoặc đang mang thai đối mặt với nguy cơ bị thương do túi khí cao hơn người khác bởi khoảng cách từ họ tới bảng điều khiển không vượt quá 25 cm.

Bên cạnh đó, những phụ nữ vì lý do này hay lý do khác để cơ thể gần như chạm đỉnh vô lăng cũng sẽ gặp rủi ro từ các túi khí đã được bung. Các chuyên gia khuyên rằng, hãy tựa đúng cách và giữ khoảng cách trên 25 cm so với túi khí, bạn sẽ an toàn. “Nguy cơ bị thương nặng từ một túi khí phồng chỉ xảy đến khi bạn ngồi quá gần hoặc chạm đỉnh túi khí khi nó bắt đầu xẹp.

Không cho trẻ em, người già, phụ nữ có thai ngồi hàng ghế trước, khi gặp sự cố, túi khí nổ nhiều khi sẽ gây phản tác dụng. 

Đặt vật trang trí không đúng chỗ

Tránh đặt những chai nước hoa, vật trang trí lên táp lô chỗ mặt bung túi khí, vì chúng sẽ thành những viên “đạn” gây nguy hiểm cho hành khách khi túi khí được kích hoạt.

Thao tác để tay trên vô lăng cũng rất quan trọng, nhiều tài xế có thói quen để 1 tay lên vô lăng hướng 12 giờ, đánh chéo tay khi rẽ cua gắt hoặc đặt 1 tay lên kèn sẵn. Trong trường hợp có tai nạn bất ngờ xảy đến, túi khí bung ra sẽ khiến tay đập thẳng vào mặt người lái và gây chấn thương nghiêm trọng.

Thao tác để tay trên vô lăng cũng rất quan trọng.

Lỗi túi khí

Lỗi túi khí là một điều bạn cũng cần quan tâm, thời gian gần đây rất nhiều hãng xe đã xác nhận có hàng triệu xe đang bị vướng phải lỗi túi khí Takata.

Cụ thể, khi túi khí bị lỗi được kích hoạt, áp lực lớn sẽ làm cụm bơm hơi bị nứt vỡ và giải phóng những mãnh kim loại sắc nhọn với vận tốc cao. Thực tế đã có một bé gái và một người đàn ông tại Mỹ tử vong vì bị mảnh kim loại từ túi khí bung ra đâm vào cổ.

Chính vì thế, bạn nên liên hệ với hãng để xác nhận xe mình có nằm trong diện bị thu hồi sửa chữa hay không nhằm tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

Theo O’Neil, các nghiên cứu đã xác minh rằng túi khí được bung ít lực hơn sẽ ít gây nguy hiểm hơn cho cả người đang cài và không cài đai an toàn. Đó là lý do các hãng sản xuất ôtô giờ đây được cho phép và khuyến khích giảm lực bung túi khí khoảng 25-30%.

Ủy ban NHTSA và ngành công nghiệp ôtô đang triển khai các bước tiếp theo để giảm rủi ro chấn thương do túi khí. Theo đó, tất cả xe mới đều phải dán nhãn cảnh báo nguy hiểm bị thương từ túi khí.

Và các nhà sản xuất xe hơi có thể đặt các công tắc ngắt trong xe mà không phải sử dụng ghế sau. Chưa hết, các hãng xe đang thiết kế những “túi khí thông minh” bung ra theo mức độ tùy thuộc chiều cao và cân nặng của người ngồi trên xe.

Theo Duy Phan tổng hợp/Gia Đình Việt Nam