Tháng 6/2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chính thức phát động Chương trình Bò giống giúp người nghèo biên giới, với mục tiêu trong hơn 2 năm trao tặng 24.000 con bò giống cho hộ nghèo, góp phần phát triển kinh tế bền vững nơi phên dậu quốc gia.  Tháng 10/2015, Chương trình đã hoàn thành việc trao tặng 24.000 con bò giống đã đến tay người dân nghèo – về đích sớm 1 năm so với dự kiến. Đó là cuộc chạy đua giữa lòng nhiệt huyết với cái đói, cái nghèo. Đó cũng là cuộc chạy đua để sự quan tâm đến được với những gia đình cần hỗ trợ có được sinh kế mới.

Tháng 6/2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chính thức phát động Chương trình Bò giống giúp người nghèo biên giới, với mục tiêu trong hơn 2 năm trao tặng 24.000 con bò giống cho hộ nghèo, góp phần phát triển kinh tế bền vững nơi phên dậu quốc gia. Tháng 10/2015, Chương trình đã hoàn thành việc trao tặng 24.000 con bò giống đã đến tay người dân nghèo – về đích sớm 1 năm so với dự kiến. Đó là cuộc chạy đua giữa lòng nhiệt huyết với cái đói, cái nghèo. Đó cũng là cuộc chạy đua để sự quan tâm đến được với những gia đình cần hỗ trợ có được sinh kế mới.

Chương trình do Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Bộ Tư Lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với các Bộ, ban, ngành cùng UBND 11 tỉnh biên giới phía Bắc và Tây Bắc triển khai. Phát huy lợi thế gần dân của Bộ đội biên phòng, năng lực kết nối rộng khắp của Viettel và sự vào cuộc của chính quyền địa phương, chương trình được triển khai đồng loạt, nhanh chóng và hiệu quả.

Chương trình do Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Bộ Tư Lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với các Bộ, ban, ngành cùng UBND 11 tỉnh biên giới phía Bắc và Tây Bắc triển khai. Phát huy lợi thế gần dân của Bộ đội biên phòng, năng lực kết nối rộng khắp của Viettel và sự vào cuộc của chính quyền địa phương, chương trình được triển khai đồng loạt, nhanh chóng và hiệu quả.

Tính đến hết tháng 10/2015, đã có 20 con bê được sinh ra từ đàn bò giống (Hà Giang: 8 con, Điện Biên: 2 con, Sơn La: 1 con, Lào Cai: 7 con, Nghệ An: 2 con), gần 200 con khác chuẩn bị sinh bê.

Tính đến hết tháng 10/2015, đã có 20 con bê được sinh ra từ đàn bò giống (Hà Giang: 8 con, Điện Biên: 2 con, Sơn La: 1 con, Lào Cai: 7 con, Nghệ An: 2 con), gần 200 con khác chuẩn bị sinh bê.

Anh Lường Văn Khôi (xã Na Tông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) cho biết: Ngoài 1 con bò, Viettel còn tặng điện thoại và sim để liên lạc khi cần. Từ lúc nhận về bò ốm 2 lần, nhưng được hướng dẫn và cứu chữa kịp thời nên khỏe mạnh, nay đã sinh một bê non.

Anh Lường Văn Khôi (xã Na Tông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) cho biết: Ngoài 1 con bò, Viettel còn tặng điện thoại và sim để liên lạc khi cần. Từ lúc nhận về bò ốm 2 lần, nhưng được hướng dẫn và cứu chữa kịp thời nên khỏe mạnh, nay đã sinh một bê non.

Anh Tráng Quán Xì – người dân tộc Phù Lá (Bắc Hà, Lào Cai) – hào hứng cho biết con bò được hỗ trợ cuối năm 2014 nay đã sinh bê con.

Anh Tráng Quán Xì – người dân tộc Phù Lá (Bắc Hà, Lào Cai) – hào hứng cho biết con bò được hỗ trợ cuối năm 2014 nay đã sinh bê con.

Trước đây, vì nhà quá nghèo nên anh Tráng Quán Xì phải gửi bò giống ở nhà bố mẹ đẻ. Sau khi có thêm chú bê non, anh cùng với vợ là Lý Thị Lùng dựng chuồng mới cho 2 mẹ con bò giống - tài sản lớn nhất của gia đình.

Trước đây, vì nhà quá nghèo nên anh Tráng Quán Xì phải gửi bò giống ở nhà bố mẹ đẻ. Sau khi có thêm chú bê non, anh cùng với vợ là Lý Thị Lùng dựng chuồng mới cho 2 mẹ con bò giống - tài sản lớn nhất của gia đình.

Anh Ngần Văn Soạn (bản Ui, xã Mường Men, huyện Vân Hồ, Sơn La) đang làm “nhà mới” cho bò. Nhà nghèo, ít nương, bản thuộc vùng rừng đầu nguồn nên ko được phá rừng làm nương. Vợ và con đều bị bệnh, chân yếu đi lại khó, không làm được việc nặng. Sau 1 năm, nhận hỗ trợ từ chương trình, gia đình anh đã có thêm 1 chú bê đực. Chỉ cần nuôi thêm vài tháng nữa, chú bê này có giá trị lên tới 30-40 triệu đồng.

Anh Ngần Văn Soạn (bản Ui, xã Mường Men, huyện Vân Hồ, Sơn La) đang làm “nhà mới” cho bò. Nhà nghèo, ít nương, bản thuộc vùng rừng đầu nguồn nên ko được phá rừng làm nương. Vợ và con đều bị bệnh, chân yếu đi lại khó, không làm được việc nặng. Sau 1 năm, nhận hỗ trợ từ chương trình, gia đình anh đã có thêm 1 chú bê đực. Chỉ cần nuôi thêm vài tháng nữa, chú bê này có giá trị lên tới 30-40 triệu đồng.

Vợ chồng chị Nông Thị Văn (Bình Gia, Lạng Sơn) hạnh phúc với chú bê mới sinh. Coi cặp bò là cả gia tài, nên ở nhà chị, chuồng bò được xây gạch, còn căn nhà chị ở vẫn là vách đất mái tôn.

Vợ chồng chị Nông Thị Văn (Bình Gia, Lạng Sơn) hạnh phúc với chú bê mới sinh. Coi cặp bò là cả gia tài, nên ở nhà chị, chuồng bò được xây gạch, còn căn nhà chị ở vẫn là vách đất mái tôn.

Đối với gia đình Vi Van Chải (Kỳ Sơn, Nghệ An), con bò là cánh cửa duy nhất để thoát nghèo. Anh trồng cỏ voi quanh nhà để cho bò ăn mau lớn.

Đối với gia đình Vi Van Chải (Kỳ Sơn, Nghệ An), con bò là cánh cửa duy nhất để thoát nghèo. Anh trồng cỏ voi quanh nhà để cho bò ăn mau lớn.

Con bò chương trình tặng cho gia đình anh Phàn Vàng Páo (thôn Lùng Thàng, Xín Cái, Mèo Vạc, Hà Giang) vào năm 2014 đã sinh được 1 chú bê con và chuẩn bị sinh lứa thứ 2 vào cuối năm nay.

Con bò chương trình tặng cho gia đình anh Phàn Vàng Páo (thôn Lùng Thàng, Xín Cái, Mèo Vạc, Hà Giang) vào năm 2014 đã sinh được 1 chú bê con và chuẩn bị sinh lứa thứ 2 vào cuối năm nay.

Từ một gia đình nghèo, anh Páo mạnh dạn vay thêm tiền ngân hàng chính sách để mua thêm một con bò giống nữa sau khi nhận thấy hiệu quả từ con bò được hỗ trợ. Với mỗi bê đực, anh có thể bán bò con với giá 30 – 40 triệu đồng sau 1 năm tuổi.

Từ một gia đình nghèo, anh Páo mạnh dạn vay thêm tiền ngân hàng chính sách để mua thêm một con bò giống nữa sau khi nhận thấy hiệu quả từ con bò được hỗ trợ. Với mỗi bê đực, anh có thể bán bò con với giá 30 – 40 triệu đồng sau 1 năm tuổi.

 

Theo Hưng Hải / Gia đình Việt Nam