Những sai lầm khi chế biến gan lợn:

Chọn phải gan của con lợn có bệnh

Gan của những con lợn có bệnh thường không có màu đỏ tươi, bề mặt gan có nốt sần. Khi ấn tay vào không có độ đàn hồi mà cảm giác nhẽo, chảy nước.

Gan lợn bệnh có thể phân biệt được ở những nốt sần, màu vàng hoặc tím sẫm, mùi hôi. Loại gan này cực kỳ độc hại, không nên mua về ăn.

Chế biến gan chưa chín hẳn

Trong gan có thể chứa nhiều ký sinh trùng như sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, hoặc có chứa virus gây bệnh. Nếu gan không được nấu chín hẳn, còn tái sẽ không diệt hết được các loại virus, ký sinh trùng này.

Nếu ăn loại gan này tức là bạn đã đem mầm bệnh nguy hiểm vào người.

Những sai lầm thường gặp khi chế biến gan lợn.

Xử lý gan không kỹ

Trước khi chế biến không bóc lớp màng trên bề mặt, bóp hết máu đọng trong miếng gan lợn, khi đó lượng máu đọng trong gan chứa rất nhiều độc tố mà gan chưa kịp đào thải, vì vậy trước khi chế biến bạn cần bóp hết lượng máu đọng này. Đồng thời, hãy bóc bỏ lớp màng mỏng trên bề mặt gan để việc vệ sinh gan được triệt để.

Chế biến gan lợn với cải xoăn

Nếu kết hợp gan lợn với cải xoăn sẽ khiến hàm lượng vitamin C trong cải bị phân giải và không còn tác dụng. Vì vậy, bạn đừng nên chế biến chung hai loại nguyên liệu này.

Chế biến gan lợn với rau cần và cà rốt

Cũng giống như với cải xoăn, gan lợn chứa các ion kim loại và chúng sẽ phân giải vitamin C, làm mất tác dụng của cà rốt. Rau cần chứa chất cellulose và axit oxalic, nếu kết hợp với gan lợn sẽ làm hạn chế tình trạng hấp thụ sắt của cơ thể.

Bạn cũng không nên xào gan lợn với giá đỗ, vì trong giá đỗ có rất nhiều vitamin C, khi xào chung hai loại thực phẩm này với nhau, vitamin C trong giá đỗ sẽ bị oxy hóa hết và giá đỗ lúc này gần như không còn chất dinh dưỡng.

Những sai lầm thường gặp khi chế biến món ăn từ gan lợn: Không nên chế biến gan lợn cùng với giá đỗ.

Những sai lầm thường gặp khi chế biến món ăn từ gan lợn: Không nên chế biến gan lợn cùng với giá đỗ.

Cách chế biến gan lợn đúng

Đầu tiên, bạn nên ngâm gan lợn trong nước muối khoảng 10 phút rồi mới chế biến. Tốt hơn thì ngâm trước muối trên 30 phút, như vậy, chất độc trong gan mới được phân hủy phần nào. Gan lợn phải được lấy hết máu đọng, nấu chín hẳn trước khi ăn. Nếu nấu quá nhanh sẽ không đủ thời gian để tiêu diệt các loại vi khuẩn và ký sinh trùng trong gan.

Ngoài ra, bạn có thể làm sạch và khử mùi gan lợn bằng cách dùng rượu trắng hoặc rượu vang đỏ, giấm trắng rửa gan lợn để khử sạch mùi tanh và hôi.Cách khác bạn có thể hết lớp màng bên ngoài của nó, sau đó ngâm với sữa bỏ trước khi nấu gân lợn sẽ không còn mùi tanh nữa.

Cách ăn gan lợn an toàn

Các chất độc trong gan lợn chưa được thải ra hết, thì những chất độc đó sẽ sót lại ở máu trong gan. Nếu tiêu thụ nhiều gan bị như vậy có thể dẫn đến bệnh ung thư, máu trắng hoặc các bệnh khác.

Do máu có chứa độc ở trong gan phân tán tồn tại trong hàng ngàn vạn xoang gan, cho nên, sau khi mua gan lợn về phải rửa một lát dưới vòi nước, sau đó ngâm trong thau nước 1-2 giờ để loại bỏ máu tồn dư.

Khi ngâm gan lợn, bạn cần chú ý ngâm ngập nước. Nếu cần chế biến nhanh thì nên chia nhỏ ra thành 4-6 miếng và rửa nhẹ trong thau nước, sau đó để vào rổ và tiếp tục rửa sạch dưới vòi nước.

Những sai lầm thường gặp khi chế biến món ăn từ gan lợn.

Hoặc bạn có thể ngâm trong nước muối 10 phút đến nửa giờ đồng hồ để gan phân hủy hết chất độc. Nhiều người còn ngâm gan trong sữa tươi để gan hết mùi hôi, trở nên thơm ngon hơn.

Sau khi ngâm gan cần rửa sạch, bóp hết máu đọng trong gan rồi nấu chín hẳn mới được ăn. Nếu gan không được nấu chín thì các loại vi khuẩn và trứng ký sinh trùng trong gan sẽ không bị giết chết và vẫn còn khả năng gây bệnh.

Bạn có thể kết hợp gan lợn với cà rốt. Cà rốt chứa nhiều caroten, trong đó hàm lượng của betacaroten nhiều nhất, vào cơ thể betacaroten được gan và ruột non phân giải thành vitamin A.

Ngoài ra caroten có tác dụng quan trọng trong phòng ngừa ung thư đặc biệt là ung thư phổi, dạ dày, da, miệng… giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh tim mạch và đục thủy tinh thể.

Theo Duy Phan tổng hợp/Gia Đình Việt Nam