Nước mắm Phú Quốc nhưng "made in ThaiLand"

Một nhà lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ trong chuyến công du của mình ở nước ngoài đã bắt gặp sản phẩm nước mắm Phú Quốc với nhãn mác "made in ThaiLand" đã khiến người Việt vỡ lẽ câu chuyện “mượn danh”, dán mác thương hiệu của Việt để tiêu thụ.

Theo báo VnExpress, ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) nhìn nhận, những đặc sản gắn liền với chỉ dẫn địa lý của các địa phương như xoài cát Hoà Lộc, bưởi Năm Roi, nước mắm Phú Quốc, bún bò Huế... bị xâm hại thương hiệu nhiều nhất.

“Những thương hiệu gắn liền với địa phương, quốc gia nhưng lại chưa được bảo hộ đúng mức ở thị trường nước ngoài nên dễ bị mượn danh, lợi dụng”, vị Cục trưởng chia sẻ.

Đơn cử nước mắm Phú Quốc, ông Sơn cho biết, sản phẩm này đã được công nhận xuất xứ tại 28 nước thành viên liên minh châu Âu, đã có 450.000 lít với tên gọi “nước mắm Phú Quốc” được bán ra tại thị trường này.

Ông Sơn cho rằng, trong số ít các sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý như nước mắm Phú Quốc, hay gần đây nhất là bún bò Huế thì việc bảo hộ cũng chưa được quan tâm đúng mức.

Nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc từ những năm 1970 đã bị các công ty tại Thái Lan sử dụng trên các sản phẩm nước mắm của họ xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu.

Cũng theo báo Vnexpress, năm 1982, Công ty Viet Huong Fishsauce tại Mỹ đã được cơ quan đăng ký nhãn hiệu tại nước này cấp nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc.

Sau đó, công ty này lần lượt đăng ký nhãn hiệu "Nước mắm Phú Quốc" ở châu Âu và Úc... Nước mắm nhĩ Phan Thiết cũng chung hoàn cảnh với nước mắm Phú Quốc khi Công ty Kim Seng, trụ sở tại Los Angeles (Mỹ) cũng đăng ký thương hiệu "nước mắm nhĩ Phan Thiết" tại thị trường này.

Công ty này đã xin gia hạn bảo hộ vào năm 2009 và sẽ hết hiệu lực đến năm 2019.

Logo nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị đăng ký bảo hộ độc quyền tại Trung Quốc

Có không ít DN đã bán hẳn thương hiệu cho nước ngoài. Do làm ăn thua lỗ, chủ sở hữu "Coffee Đức Lập Minh An" và "Coffee Đức Lập Dakmil" dự định đem bán 2 thương hiệu này cho một doanh nghiệp Trung Quốc (từng lấy cắp thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột) với giá 18 tỉ đồng

HTX Minh An chuyên mua bán nông sản, chế biến cà phê bột xuất khẩu. Sản phẩm cà phê bột của HTX Minh An xuất khẩu dưới 2 nhãn hiệu hàng hóa là "Coffee Đức Lập Minh An" và "Coffee Đức Lập Dakmil". Thương hiệu cà phê Đức Lập cũng đã được nhiều nước trên thế giới biết đến.

Hai nhãn hiệu cà phê này đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ tại Việt Nam và đã được đăng ký bảo hộ ở Trung Quốc và Mỹ.

Thế nhưng, HTX này lại đứng trước nguy cơ phá sản, buộc phải tính đến việc bán hai nhãn hiệu cà phê trên cho đối tác nước ngoài để lấy tiền trả nợ.

Việc nợ nần của HTX Minh An là do trong một thời gian dài, HTX đã nhận ký gửi cà phê của người dân với giá thấp rồi đem bán. Khi giá lên cao, người dân tới lấy cà phê thì HTX không đủ tiền để trả, dẫn đến lâm nợ.

  Coffee Đức Lập ĐăkMil.

Coffee Đức Lập ĐăkMil.

HTX này tính bán thương hiệu của mình cho một doanh nghiệp Trung Quốc là Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co.Ltd, tỉnh Quảng Đông (doanh nghiệp từng lấy cắp thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột) với giá 18 tỷ đồng.

Thương hiệu như Vinamit giành lại quyền sở hữu thương hiệu

Theo báo VietNamnet, Ông Xie Hong Yi - một thương nhân Trung Quốc đã đăng ký trước thương hiệu Đức Thành thuộc sở hữu của Vinamit, tạo nên hành vi bất chính là tranh giành đăng ký thương hiệu.

Sau hơn 4 năm theo đuổi vụ kiện với 3 phiên tòa, Công ty Vinamit đã chính thức được thừa nhận là chủ sở hữu của thương hiệu Đức Thành.

Những năm trước, việc bán hàng sang Trung Quốc của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu diễn ra qua đường biên mậu ở các cửa khẩu như Lào Cai, Móng Cái... và phụ thuộc khá lớn vào các nhà buôn bên kia biên giới.

Chính những "đối tác phân phối" này lại là người đi đăng ký sở hữu hầu hết các thương hiệu Việt Nam tại thị trường Trung Quốc nhằm tìm cách bán lại với giá rất cao hoặc sản xuất hàng giả thương hiệu Việt Nam.

Ngỡ ngàng những thương hiệu Việt mà 'không phải Việt'

 Thương hiệu Vinamit

Ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng giám đốc Vinamit cho biết: "Tôi tin đây là một bước ngoặt quan trọng trong hành trình làm ăn với Trung Quốc của doanh nghiệp Việt Nam.

Không chỉ Vinamit bị các đối thủ cạnh tranh đăng ký sở hữu một số thương hiệu, mà hàng loạt các thương hiệu lớn của Việt Nam như cà phê Trung Nguyên, bánh kẹo Bibica, Vinataba... đều đã bị các công ty Trung Quốc đăng ký sở hữu".

Nước mắm Phan Thiết bị đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ

Tháng 10/2011, thương hiệu “nước mắm nhỉ thượng hạng Phan Thiết” đã được một công ty Kim Seng, trụ sở tại: 1561 Chapin road, MonTebello, California 90640 và tại 6121 Randolph street, City of commerce, California 90040 (Mỹ) đăng ký tại Văn phòng bản quyền sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa kỳ, từ ngày 1/6/1999.

 Vào năm 2009, nhãn hiệu này được gia hạn và có hiệu lực trên toàn nước Mỹ và thương hiệu nước mắm Phan Thiết được Kim Seng đăng ký trước khi Việt Nam có Luật Sở hữu trí tuệ (2005).

Ngỡ ngàng những thương hiệu Việt mà 'không phải Việt'

Chai nước mắm và nhãn hiệu Phan Thiết được đăng ký tại Mỹ. .

Kẹo dừa Bến Tre bị làm nhái ở thị trường Trung Quốc

Năm 1998, nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre của bà Nguyễn Thị Tỏ (tức Hai Tỏ) bị làm nhái kẹo dừa giả, nhái kẹo dừa Bến Tre trên thị trường Trung Quốc.

Bà đến trình bày sự việc tại Cục Quản lý hành chánh Công thương nhãn hiệu hàng hóa quốc gia nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Sau quá trình trình bày, đến năm 1999, bà thành công trong việc đòi lại tên cho sản phẩm đặc trưng của Bến Tre này.

Cà phê Trung Nguyên

Thương hiệu cà phê Trung Nguyên vào tháng 7/2000 đã bị một công ty của Mỹ là Rice Field nhanh chân đăng ký trước tại Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO).

Theo Vne Sau hai năm thương thảo, công ty này đã chấp thuận trả lại quyền bảo hộ và nhận làm đại lý phân phối sản phẩm Cafe Trung Nguyên của Việt Nam tại Mỹ.

Thuốc lá Vinataba bị chiếm đoạt đăng ký ở nhiều nước

Theo báo Vnexpress, năm 2002, thương hiệu Vinataba đã bị P.T. Putra Stabat Industri (một công ty của Indonesia) chiếm đoạt đăng ký tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 9 nước Asean.

Năm 2002, Tổng công ty thuốc lá Việt Nam đã phải chi đến 1 tỷ đồng cho việc bảo vệ thương hiệu ở nước ngoài. Do có đăng ký thương hiệu từ trước và những cố gắng của Tổng công ty này, ngày 24/1/2003, tại Lào, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã được công nhận là doanh nghiệp có quyền sở hữu thương hiệu Vinataba, Công ty Sumatra không chứng minh được quyền sở hữu của mình đã buộc phải hủy bỏ các sản phẩm mang thương hiệu Vinataba...

Ngỡ ngàng những thương hiệu Việt mà 'không phải Việt'

Thuốc lá Vinataba 

Tại Campuchia, vào tháng 12/2002, sản phẩm Vinataba của Việt Nam cũng được công nhận. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, đến tháng 3/2003, việc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam có được công nhận là đơn vị sở hữu thương hiệu Vinataba hay không mới được công bố.

PetroVietNam và hàng loạt thương hiệu khác cũng bị mất thương hiệu

Cũng theo Vnexpress, Tháng 4/2002, một công ty của Mỹ là Nguyen Lai Corporation đã nộp đơn tại USPTO đăng ký thương hiệu PetroVietnam & hình ngọn lửa – thương hiệu quen thuộc và rất nổi tiếng của ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam.

Ngoài ra còn một số các doanh nghiệp khác như võng xếp Duy Lợi, Bi’tis, bánh phồng tôm Sa Giang.... cũng đã bị mất thương hiệu tại các nước.

Ngỡ ngàng những thương hiệu Việt mà 'không phải Việt'

Thương hiệu PetroVietnam & hình ngọn lửa 

Theo Duy Phan tổng hợp/Gia Đình Việt Nam