Con số này cao hơn 9,2 điểm so với mức 135,6 điểm của cùng kỳ năm 2014. Mức điểm này đã đánh dấu một kỷ lục mới cho chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt.

Theo ANZ, nguyên nhân tăng cao là do sự gia tăng niềm tin vào triển vọng nền kinh tế Việt Nam trong vòng 12 tháng và 5 năm tới.

Về tài chính cá nhân, 35% người tiêu dùng (tăng 1% so với tháng 11) cho rằng tình hình tài chính gia đình hiện tại của họ "tốt hơn" so với cùng kỳ năm trước, trong khi chỉ 14% (tăng 3%) người tiêu dùng cho biết chỉ tiêu này "xấu đi".

Có tới 59% người tiêu dùng (tăng 3% so với tháng 11) kỳ vọng tình hình tài chính gia đình sẽ "tốt hơn" vào thời điểm này năm tới, chỉ 4% dự đoán tình hình sẽ "xấu đi", tăng 1% so với tháng trước.

Về tình hình kinh tế nói chung, 61% người tiêu dùng cho rằng tình hình tài chính Việt Nam sẽ ở "trạng thái tốt", tăng mạnh 6%.

Số người dự đoán tình hình tài chính ở "trạng thái xấu" không thay đổi so với tháng 11 là 9%.

Xét trong dài hạn, 66% người tiêu dùng kỳ vọng tình hình kinh tế Việt Nam sẽ ở "trạng thái tốt" trong 5 năm tới, tăng mạnh đến 7%.

Trong khi đó, 5% người tiêu dùng dự đoán tình hình kinh tế sẽ ở "trạng thái xấu".

Điều đáng chú ý là có tới 45% người tiêu dùng (tăng 3% so với tháng 11) cho rằng "đây là thời điểm tốt" để mua các vật dụng chính trong gia đình và 10% cho rằng "đây là thời điểm xấu".

Ông Glenn Maguire, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng ANZ đánh giá: Kết thúc năm 2015, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam trong tháng 12 lên cao nhất trong 2 năm qua. Trong đó, đáng khích lệ nhất là niềm tin về nền kinh tế nói chung và triển vọng tài chính dài hạn.

Theo ông Glenn, yếu tố hộ gia đình không chỉ là yếu tố ổn định cho sự tăng trưởng, mà còn là yếu tố làm nên tăng trưởng với tiêu dùng hộ gia đình chiếm 65% GDP.

Vị chuyên gia này nhận định: Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế phát triển vượt trội ở châu Á trong giai đoạn 2016 - 2017.

Theo Vân Hà (Tổng hợp)/Gia đình Việt Nam