Được biết, số tiền này được đưa vào chi phí đầu tư cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Theo thông tư của Bộ Tài chính, mức thu phí đường bộ quốc lộ 5 tại 2 trạm sẽ được điều chỉnh theo 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1, từ 1/12/2015 đến hết 31/3/2016, mức phí một lượt cho xe dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn là 30.000 đồng, mức cao nhất với xe trên 18 tấn là 160.000 đồng.

Giai đoạn 2, từ sau 31/3/2016, mức tăng phí lên tương ứng 45.000 đồng và 200.000 đồng.

Như vậy, đối với các loại ôtô chở người dưới 12 chỗ, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải khách công cộng hiện đang thu 10.000 đồng/lượt sẽ được nâng lên 45.000 đồng/lượt trong giai đoạn I và 52.000 đồng/lượt trong giai đoạn II.

Quốc lộ 5 là tuyến huyết mạch phía Đông bắc Hà Nội

Trước đó, vào cuối tháng 6/2015, Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi) đã đề xuất lên Bộ Giao thông vận tải xin mở rộng, tăng thêm 4 làn thu phí tại Trạm thu phí số 01 (thuộc địa phận tỉnh Hưng Yên) trên Quốc lộ 5 (Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng) và tăng mức thu phí sử dụng đường bộ trên Quốc lộ này.

Theo đại diện của Vidifi, mức thu hiện nay trên tuyến quốc lộ 5 chưa thay đổi qua 10 năm, nên việc điều chỉnh phí là phù hợp với lộ trình.

Ngoài ra, đây là giải pháp nhằm tăng thêm nguồn thu, bảo đảm phương án tài chính cho dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Quốc lộ 5A (khi chưa tiến hành xây dựng quốc lộ 5B thì quốc lộ 5A được gọi là quốc lộ 5) là đường giao thông huyết mạch nối cụm cảng Hải Phòng với thủ đô Hà Nội, miền Bắc Việt Nam. Nó còn là một phần của đường Xuyên Á AH14.

Điểm đầu từ km 166 quốc lộ 1A (Cầu Chui – Long Biên – Hà Nội), điểm cuối là Cảng Chùa Vẽ thành phố Hải Phòng.


Quốc lộ 5 là tuyến huyết mạch phía Đông bắc Hà Nội, có lưu lượng xe hơn 11.000 xe/ngày đêm, trong đó, xe container, xe tải nặng chiếm khoảng 50%.

Mặc dù đã được nâng cấp, sửa chữa nhiều lần nhưng chất lượng mặt đường tại đây vẫn đang xuống cấp khá nặng nề. 

Theo Minh Anh (Tổng hợp)/Gia đình Việt Nam