Nhiều cha mẹ mắc sai lầm khi điều trị tiêu chảy cho con

Tiêu chảy là bệnh rất thường gặp ở trẻ em. Nguyên tắc cơ bản trong điều trị tiêu chảy cấp là bù nước và điện giải mà trẻ bị mất đi do tiêu chảy và nôn. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết chăm sóc trẻ đúng cách, điều trị tiêu chảy đúng cách.

Sai lầm khi dùng Oresol điều trị tiêu chảy cho trẻ

Khi bị tiêu chảy, trẻ thường sợ uống nước oresol nên nhiều bậc cha mẹ bù nước cho trẻ bằng cách uống thật nhiều nước lọc. Cách làm này vô tình gây hại cho trẻ, bởi khi trẻ nước quá nhiều nước lọc, bụng chướng lên gây biếng ăn.

sai-lam-khi-dieu-tri-tieu-chay-cho-tre

Bù oresol sai cách có thể gây tổn thương não, khiến trẻ sốt cao, co giật (Ảnh minh họa)

Mặt khác, nhiều bà mẹ tích cực cho trẻ bù nước bằng dung dịch oresol nhưng lại không chú ý cách pha cho hợp lý. Nhiều người nghĩ rằng pha càng đặc càng tốt. Điều này cực kỳ nguy hiểm, việc pha quá ít nước theo quy định và cho bé uống càng khiến trẻ nạp quá nhiều muối từ oresol vào trong cơ thể, khiến lượng muối trong máu tăng cao, … Nguy hiểm hơn có thể gây tổn thương não, khiến trẻ bị sốt cao, co giật, thậm chí hôn mê dẫn đến tử vong. Nếu pha quá nhiều nước khiến dung dịch quá loãng, việc bù nước lại không hiệu quả.

Theo khuyến cáo, một gói oresol pha với 200ml nước sôi để nguội và cho trẻ uống từ từ, tuyệt đối không cho trẻ uống một lần hết 200ml dung dịch oresol.

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà sao cho đúng?

Cho trẻ uống nhiều nước hơn thường ngày để ngừa mất nước do tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy cần nhiều dịch hơn bình thường để bù lại lượng dịch đã mất qua phân và chất nôn ói.

Cho trẻ uống nhiều tùy theo khả năng của trẻ, cần phải uống chậm, từng muỗng.

Sữa mẹ vừa là thức ăn vừa là loại “nước” rất tốt, vì thế nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn và mỗi bữa cho bé bú lâu hơn.

Có thể cho trẻ uống thêm các loại nước sau: nước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây như cam vắt (không thêm hoặc thêm rất ít đường), nước dừa tươi.

Cần tránh các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt vì chúng làm cho bệnh xấu hơn. Tuy nhiên nếu trẻ quá “thèm”, có thể pha loãng ít nhất 3 - 4 lần.

Theo Giadinhvietnam.com