Sứ mệnh mang tiền Nhà nước đi đầu tư chắc chắn không hề dễ dàng. Phải chăng đó là lý do mà Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) có vẻ như đang giữ và lưu chuyển tiền mặt chưa đúng quy định; trong khi đó có nguy cơ bị sa lầy, mất vốn trong không ít doanh nghiệp và dự án.

Được biết, mục tiêu phát triển đến năm 2020 của SCIC là trở thành nhà đầu tư chiến lược của Chính phủ, đến năm 2030 trở thành tập đoàn tài chính quy mô khu vực và là công cụ để Nhà nước đầu tư, nắm giữ chi phối tại các ngành nghề, lĩnh vực quan trọng của đất nước.

Với điều kiện tốt về cả mặt tài chính lẫn cơ hội, SCIC hoàn toàn đủ tiềm lực tài chính để trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu. Song quá trình phát triển, bên cạnh những thành công, SCIC lại đứng trước nguy cơ bị sa lầytừ nội tại đến chiến dịch đầu tư ra bên ngoài thiếu hiệu quả

Ở bài này, Reatimes sẽ đề cập đề một số vấn đề tồn đọng trong cách “cầm tiền” của SCIC.

SCIC chưa rõ ràng chuyện gửi tiền ngân hàng?

Báo cáo Kiểm toán Nhà nước mới đây cho thấy số tiền gửi có kỳ hạn của SCIC tại thời điểm 31/12/2017 là 23.284 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi là 18.704 tỷ đồng, tiền gửi Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp là 4.580 tỷ đồng. Năm 2017, riêng lãi tiền gửi ngân hàng đã mang lại khoản doanh thu tài chính lên tới 922,1 tỷ đồng – tương đương kết quả kinh doanh của một công ty lớn.

Tuy nhiên, theo Kiểm toán Nhà nước thì việc lựa chọn ngân hàng gửi tiền, cũng như việc xác định mức tiền gửi, thời hạn và lãi suất tiền gửi chưa rõ ràng. Chẳng hạn như, việc lựa chọn ngân hàng gửi điền được thực hiện theo Quy chế rằng các ngân hàng thương mại có quy mô lớn, đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng theo đúng pháp luật hiện hành.

Tuy nhiên, các hướng dẫn khá chung chung, không quy định cụ thể, bán hành danh mục các chỉ tiêu để đánh giá quy mô và mức độ an toàn của ngân hàng. SCIC cũng cung cấp các hồ sơ có liên quan như Báo cáo tài chính, công văn đề nghị các ngân hàng cung cấp thông tin theo Thông tư số 36 của NHNN. Tuy nhiên, kết quả đánh giá chưa được lập thành văn bản làm cơ sở thực hiện. Yếu tố này dễ gây liên tưởng đến câu chuyện chỉ định ngân hàng hoặc mập mờ thông tin tiền gửi.

Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước cũng lưu ý việc quy chế quản lý tiền gửi chưa xác định việc xây dựng phương pháp xác định lượng tiền gửi nhàn rồi, thời gian gửi tiền. Mà, Tổng giám đốc quyết định căn cứ vào nhu cầu nhận tiền gửi và khả năng hoàn trả gốc, lãi khi đáo hạn.

SCIC có vẻ đang lúng trong câu chuyện sử dụng nguồn vốn cũng như phương án đầu tư hiệu quả

SCIC có vẻ đang lúng trong câu chuyện sử dụng nguồn vốn cũng như phương án đầu tư hiệu quả

Không dùng quỹ đầu tư phát triển đúng hướng

Hàng năm, SCIC có trích quỹ đầu tư phát triển theo văn bản chấp thuận cuả Bộ Tài chính. Từ năm 2013 đến 2017, tỷ lệ lập quỹ trích lập quỹ đầu tư phát triển không quá 30% lợi nhuận còn lại.

Theo quy định, quỹ đầu tư phát triển được dùng để thực hiện các dự án đầu tư phát triển doanh nghiệp và bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, thời gian qua, SCIC đã sử dụng nguồn quỹ đầu tư phát triển và vốn tạm thời nhà rỗi để gửi ngân hàng.

Kiểm toán cho biết, trong giai đoạn 31/12 đến 2017: Số dư tiền gửi năm 2012 là 15.588 tỷ đồng, trong đó quỹ đầu tư phát triển là 14.721 tỷ đồng. Các năm tiếp theo con số nói trên tiếp tục tăng theo (trừ năm 2015 có giảm). Đến năm 2017, tiền gửi ngân hàng của SCIC là 18.073 tỷ đồng, trong đó, quỹ đầu tư phát triển là hơn 17.000 tỷ đồng.

Như trên đã nói, một trong những “việc phải làm” quỹ đầu tư phát triển là bổ sung vốn điều lệ. Tại thời điểm cuối năm 2017, vốn chủ sở hữu của SCIC là 39.546 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư của chủ sở hữu là 21.905 tỷ đồng, tăng 7.183 tỷ đồng so với thời điểm năm 2012. Trong đó, riêng tiếp nhận mới các doanh nghiệp giai đoạn 2013-2017 là 3.352 tỷ đồng.

Theo đó, Kiểm toán Nhà nước nêu rõ, nguồn vốn hình thành vốn điều lệ không đảm bảo cơ cấu nguồn theo phương án SCIC đề xuất phương án tại công văn 122 năm 2014. Kết quả trên cho thấy, SCIC chỉ đạt được 115,2% về giá trị so với phương án đề xuất 22.000 tỷ đồng.

Cơ sở pháp lý về nguồn hình thành vốn điều lệ và tình hình vốn tại 31/12/2017. Trong công văn 122 của SCIC có nếu. Nguồn vốn điều lệ hình thành đến năm 2015 gồm: Vốn chủ sở hữu tại cuối năm 2012 là 28.110 tỷ đồng, nguồn vốn tích lũy bổ sung khoảng 28.400 tỷ đồng (lợi nhuân để lại 2013-2015 là 6.400 tỷ đồng, vốn tiếp nhân từ các doanh nghiệp bàn giao theo quyết định của Thủ tưởng là 22.000 đồng).

Reatimes sẽ tiếp tục thông tin liên quan đến năng lực của SCIC qua những con số....

Theo Reatimes.vn