Tờ Tuổi trẻ dẫn nguồn tin từ thanh tra Bộ Y tế ngày 7/12 cho hay vừa đề nghị bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2016, trong đó sẽ thanh tra toàn diện với bốn công ty nước giải khát lớn là Pepsi, Coca-Cola, Wonderfarm và URC.

Theo thanh tra Bộ Y tế, nếu được chấp thuận, đây là lần thứ 2 cơ quan này tiến hành thanh tra tại công ty nước giải khát cỡ lớn. Trước đó, đầu năm 2015 thanh tra Bộ Y tế đã tiến hành đợt thanh tra kéo dài gần một tháng tại nhà máy của Công ty nước giải khát Tân Hiệp Phát ở Bình Dương.

Như báo chí đã đưa tin về những vụ việc liên quan đến các hãng nước giải khát lớn như Pepsi, Coca-Cola, Wonderfarm và URC...

Trước đó, tháng 3/2015, anh Thạch Ngọc Tuấn, trú khu tập thể phố Hồ Xuân Hương, phường Tân Sơn, TP.Thanh Hóa cũng phát hiện bên trong chai nước do URC sản xuất có những vật lạ màu đen nổi lên. Quan sát kỹ, anh Tuấn thấy bên trong chai nước có 5 con ruồi. Tuy nhiên, sự việc này sau đó cũng rơi vào im lặng khi đại diện URC cử nhân viên đến gặp khách hàng.

Không riêng gì miền Bắc, nhiều khách hàng ở miền Nam cũng trở thành “khổ chủ” của những sản phẩm bất đắc dĩ được cho có nguồn gốc từ URC. Theo đó, ngày 14/4/2015, anh Phan Quốc Phúc  (ấp 3, xã Long Thọ, Nhơn Trạch, Đồng Nai)  khi lấy chai trà xanh C2 Ô Long chanh loại 500ml được ghi do Công ty TNHH URC Việt Nam (Công ty URC - địa chỉ nhà máy đặt tại KCN Việt Nam - Singapore, Bình Dương sản xuất) để bán cho khách thì phát hiện có một chai đã chuyển sang màu đục, đóng cặn ở đáy chai, có nhiều hạt và mảng chất lạ màu trắng đục nổi lềnh bềnh bên trong chai.

Sản phẩm được sản xuất ngày 14/9/2014 và hạn sử dụng đến ngày 14/9/2015. Theo quan sát, nắp chai vẫn còn nguyên và đóng chặt, vỏ chai hoàn toàn bình thường như những chai Trà xanh C2 Ô Long chanh 500ml khác.

Trả lời khách hàng về những sự cố trên, đại diện Công ty URC Việt Nam đều đưa ra một nguyên nhân là do quá trình vận chuyển, sản phẩm bị va đập nên vi khuẩn lọt vào gây ra các… hiện tượng lạ.

Được biết, Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cũng vừa có văn bản gửi UBND TP Hà Nội và các đơn vị liên quan báo cáo về Dự án xây dựng nhà máy nước giải khát không cồn và bánh snack URC Hà Nội tại Khu công nghiệp Thạch Thất, huyện Quốc Oai (Hà Nội) của Công ty TNHH URC Hà Nội.

Ảnh chụp chai nằm nghiêng.

Ảnh chụp chai nằm nghiêng.

Tranh cãi nảy lửa trong vụ kiện nước ngọt Cocacola có dị vật

Ngày 23/9, Tòa án Nhân dân Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã tiếp tục xét xử vụ việc bà Nguyễn Thị Bình Minh kiện Công ty Cocacola VN về chai nước cam Splash của hãng này có dị vật…

Kết quả, Tòa án Nhân dân Quận Bắc Từ Liêm đã bác bỏ yêu cầu đơn kiện Cocacola của bà Minh.

Lý do, theo chủ tọa, kết quả giám định cho thấy nắp chai (có dị vật) thực tế có màu đỏ, khác với màu vàng theo mẫu của Cocacola. Dấu dập ép của chai mà nguyên đơn cung cấp có khác so với các mẫu của Cocacola.

Điều này chứng tỏ chai nước được dập nắp với đầu dập khác với đầu dập tại các mẫu của Cocacola, không phải dây chuyền Cocacola VN thực hiện.

Nguoi dung thua kien chai Cocacola
Luật sư bảo vệ nguyên đơn (đứng) yêu cầu Cocacola bồi thường giá chai nước và xin lỗi khách hàng

Vì vậy, chủ tọa tuyên bố bác yêu cầu của phía người khởi kiện Cocacola là: đền bù tiền số tiền tương đương giá mua một chai Splash (khoảng 3.000 đồng) cũng như Cocacola phải giải thích lý do tại sao trong sản phẩm có dị vật và xin lỗi cá nhân người mua chai nước có dị vật cũng như người tiêu dùng nói chung...

Để trả lời vấn đề mấu chốt là kết luận chai nước có bị mở ra và lắp lại hay không, độ kín nắp chai thế nào, thượng tá Vũ Quốc Tuấn và ông Trần Anh Bình - Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an đã được triệu tập đến tòa.

Tuy nhiên, trả lời tại tòa, ông Tuấn khẳng định không có máy đo để giám định độ kín nắp chai. Viện có mượn các viện, đơn vị khác, nhưng cũng… không có.

Chỉ duy nhất nhà máy của Cocacola có máy đo này nhưng muốn đo lại phải khoan qua nắp chai, bơm khí vào, nhúng trong bình dung dịch... nên Viện Khoa học hình sự đã quyết định không tiến hành vì lo dung dịch ngoài tràn vào, sẽ không thể giám định thành phần trong chai.

Phân tích thành phần nước cam ép trong mẫu có dị vật, ông Tuấn khẳng định các thành phần trong chai như nước cam, đường, màu… đều trong khung tiêu chuẩn nước cam ép mà Cocacola đã công bố.

Nguoi dung thua kien chai Cocacola
Ống thủy tinh trong chai Splash.

Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng Viện chỉ có thể kết luận mẫu kiểm nghiệm tương tự mẫu mà Cocacola công bố tiêu chuẩn, nhưng không thể khẳng định sản phẩm do Cocacola sản xuất.

Ông Trần Anh Bình thì khẳng định dấu dập ép nắp chai ở sản phẩm có dị vật và 63 sản phẩm mẫu đối chứng của Cocacola có điểm khác nhau.

Như thông tin trước đó, ngày 05/10/2011, chị Nguyễn Thị Bình Minh (Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội) mua một số chai nước cam ép thủy tinh mang nhãn hiệu Splash của Hãng Coca-Cola (sản xuất ngày 29/06/2011, hạn sử dụng ngày 29/12/2011, mã 2352 C3) do Chi nhánh Công ty Coca-Cola VN tại Hà Nội sản xuất. 

Sau khi mang về nhà, chị Minh phát hiện trong đó có một chai Splash còn nguyên nắp chứa rất nhiều tạp chất và đặc biệt có hai mảnh thủy tinh vỡ bên trong chai nước. 

Để bảo vệ quyền lợi của mình, chị Minh đã ủy quyền cho Công ty Luật YouMe  làm việc với Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola VN giải quyết vụ việc./.

Theo Quý Dương (Tổng hợp) / Gia đình Việt Nam