Hơn 5.000 người biểu tình xuống đường, yêu cầu xem xét kỹ về việc công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường, sau 15 năm nước này gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Những người làm việc trong ngành thép châu Âu lo ngại, nếu công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường thì đây sẽ là cơ hội để các sản phẩm thép với giá thấp xâm nhập vào châu Âu. Điều này cũng gây lo ngại ảnh hưởng tới việc làm của hàng trăm nghìn người lao động trong ngành và gây thiệt hại hàng trăm tỷ euro doanh thu.

Hiện Uỷ ban Châu Âu đang có kế hoạch xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Trung Quốc vào cuối năm nay, điều mà Bắc Kinh cho là quyền của Trung Quốc sau 15 năm tham gia WTO.

Năm 2001, Trung Quốc đã tham gia Tổ chức thương mại quốc tế với tư cách một nền kinh tế đang phát triển được điều hành bởi nhà nước. Họ được hứa hẹn sẽ được xem xét lại tư cách sau 15 năm tham gia. Việc Trung Quốc chưa được công nhận quy chế kinh tế thị trường đã giúp EU dễ dàng áp đặt các loại loạt thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp lên một số sản phẩm của Trung Quốc - bao gồm các pin mặt trời và tấm gốm.

Nhà sản xuất thép lớn nhất nước Anh thông báo với giới chức Liên minh châu Âu và các bộ trưởng rằng ngành thép của họ không thể cạnh tranh với Trung Quốc khi Bắc Kinh đã can thiệp để làm chỗ dựa cho các nhà máy làm ăn thua lỗ

Mặc dù Mỹ và Canada phản đối công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Trung Quốc nhưng nhiều người quan ngại rằng EU có thể chấp nhận nó để tránh chọc giận chính quyền Trung Quốc.

Chủ tịch Uỷ ban Điều hành ngành công nghiệp thép châu Âu cho rằng, việc tăng nhập khẩu thép của Trung Quốc sẽ làm suy yếu các nỗ lực toàn cầu để giảm lượng khí thải carbon vì nhiều thép của Trung Quốc được sản xuất với công nghệ sử dụng điện đốt than.

Ông Karl-Ulrich Köhler, giám đốc điều hành của Tata Steel Châu Âu, nhà sản xuất thép lớn nhất nước Anh thông báo với giới chức Liên minh châu Âu và các bộ trưởng rằng ngành thép của họ không thể cạnh tranh với Trung Quốc khi Bắc Kinh đã can thiệp để làm chỗ dựa cho các nhà máy làm ăn thua lỗ.

Ông Koehler cho biết “Tình trạng mà Tata Steel và các công ty thép châu Âu phải đối mặt ngày hôm nay đang rất nguy hiểm”. Nếu Ủy ban châu Âu không có động thái tức khắc và đủ mạnh, thì hàng nghìn người trong ngành sẽ bị mất việc làm – và nhiều ngàn việc làm khác trong các ngành liên quan bị đe dọa. “Chúng tôi không đòi hỏi về một giải pháp đặc biệt. Thay vào đó, chúng tôi yêu cầu Ủy ban châu Âu giải quyết về vấn đề cạnh tranh công bằng và cho các nhà máy thép châu Âu có cơ hội hoạt động trong một mội trường cạnh tranh lành mạnh”.  

Các nhà quản lý trong ngành công nghiệp nói việc gia tăng thép nhập khẩu Trung Quốc sẽ làm suy giảm nỗ lực của toàn cầu trong việc cắt giảm khí thải CO2 - bởi vì đa số sản phẩm thép của Trung Quốc được sản xuất sử dụng năng lượng than đốt.

Geert van Poelvoorde, chủ tịch Hiệp hội thép Châu Âu, quản lý cấp cao của ArcelorMittal, nói với báo chí rằng các nhà máy thép Trung Quốc phát thải khí các bon nhiều hơn 43% so với các nhà máy ở châu Âu. Ông cũng cho biết năm ngoái đã có 7 triệu tấn thép Trung Quốc nhập khẩu vào châu Âu, có lượng phát thải các bon tương đương với 2 triệu chiếc xe hơi.

Uỷ ban Châu Âu đang đánh giá lại các giới hạn về phát thải các bon, và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng sẽ phải thận trọng hơn đối với các quy định có thể nghiêm ngặt hơn về điều này.

Biểu tình tại TP Brussel – Bỉ

Cuối tuần qua, Ủy ban châu Âu cũng mở ba cuộc điều tra chống bán phá giá các sản phẩm thép của Trung Quốc và dự kiến áp thuế mới cho một số sản phẩm thép từ Trung Quốc.

Theo bà Elzbieta Bienkowska, Ủy viên Hiệp hội thép châu Âu nói rằng có một con số kỷ lục của các biện pháp phòng vệ thương mại đối với thép Trung Quốc được áp dụng tại chỗ và các nhà hoạch định chính sách sẽ áp đặt nhiều hơn nếu thích hợp.

Axel Eggert, Tổng giám đốc mảng công nghiệp thương mại của Hiệp hội thép châu Âu, cho biết: “Cuộc biểu tình sẽ là tâm điểm trong những thách thức mà ngành thép châu Âu đang phải đối mặt. Chúng tôi là những người trung thành ủng hộ cho tự do và bình thương trong thương mại. Thép nhập khẩu bán phá giá từ Trung Quốc với lượng đã tăng gấp đôi trong 18 tháng, đang tràn khắp Châu Âu và đang trực tiếp gây ra việc đóng cửa và mất việc trong toàn ngành thép châu Âu”.

Eggert nói thêm rằng Trung Quốc không phải là một nền kinh tế thị trường và việc công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Trung Quốc khi họ đã không đáp ứng các quy định của EU hoặc WTO sẽ là sai trái.  

Ngành thép ở đây đang đỏi hỏi EU phải có lập trường cứng rắn hơn đối với các công ty thép Trung Quốc đang bán rẻ tới mức “phá giá” thép vào thị trường châu Âu.

Họ sẽ kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu không thông công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Trung Quốc theo quy định của WTO, vốn là sẽ gây khó khăn hơn trong việc hạn chế hàng nhập khẩu của Trung Quốc.

Còn tại Việt Nam thì sao?

Cũng liên quan đến việc đối phó với sản phẩm thép giá rẻ của Trung Quốc, ngành thép Việt Nam cũng đang kiến nghị Bộ Công thương tiến hành áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại, ngăn chặn sự xâm nhập ồ ạt phôi thép và thép dài vào nước ta.

Theo thống kê, phôi thép nhập về Việt Nam năm 2015 đã lên đến gấn 1,9 triệu tấn, tăng 300% - trong đó 2/3 là thép Trung Quốc.

Do gần về khoảng cách địa lý, có thể thấy rõ ngành thép Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề hơn Liên minh Châu Âu bởi sự nhập khẩu ồ ạt của thép Trung Quốc.

Theo ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội thép trả lời báo chí, việc người lao động nhiều nước châu Âu biểu tình phản đối thép giá rẻ của Trung Quốc mới đây và kêu gọi các nước EU, ngành thép châu Âu phải mạnh tay áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, bảo vệ sản xuất trong nước là lời cảnh báo rất có sức nặng đối với ngành thép thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Như vậy là cả thế giới, trong đó có các nước phát triển đang phải vật lộn với thép Trung Quốc. Nếu VN không sớm áp biện pháp tự vệ, ngành thép VN sẽ không tồn tại được bởi các doanh nghiệp đầu tư bài bản, sản xuất từ thượng nguồn sẽ có nguy cơ phá sản vì  không cạnh tranh được với thép TQ. Mà không tồn tại được thì sẽ không biết ảnh hưởng sau này sẽ nghiêm trọng đến mức nào”, ông Sưa nói.

Theo Vân Hà (Tổng hợp)/Gia đình Việt Nam