Tiêu chí lựa chọn địa điểm tiêm chủng

- Địa điểm tiêm chủng nên gần nhà để đỡ phải đi quá xa.

- Chọn hệ thống phòng tiêm chủng sách sẽ và an toàn.

- Cơ sở có bác sĩ có kinh nghiệm rtong lĩnh vực an toàn và sức khỏe cộng đồng tư vấn

- Cơ sở có nguồn vaxcin dồi dào và được bảo quản đúng cách, y tá bác sĩ có kinh nghiệm tiêm lâu năm

Một số địa chỉ tiêm phòng ở Hà Nội:

- Ngoài tiêm phòng tại các trạm y tế tại các phường trên địa bàn Hà Nội mẹ bầu và bé có thể đến các địa chỉ sau:

- Trung tâm Y tế dự phòng - 50C Hàng Bài. ĐT: 04.3822 9263 hoặc 70 Nguyễn Chí Thanh. ĐT. 04. 3773 0268

- Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương - 1 Yec Xanh, Phạm Đình Hồ, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 04 3971 6356

- Trung tâm tiêm phòng - số 35 Trần Bình – Mai Dịch – Cầu Giấy - ĐT: 04.3768.5512

- Phòng tiêm chủng Safpo – 135 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội – ĐT 04.3972.7071

- Bệnh viện Việt Pháp - Số 1, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội – ĐT 04.3577.1100

Tiêm phòng là việc làm cần thiết để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé

Một số địa chỉ tiêm phòng ở Hồ Chí Minh:

- Ngoài tiêm phòng tại các Trung tâm Y tế dự phòng tại các Quận trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh mẹ bầu và bé có thể đến các địa chỉ sau:

- Bệnh viện Đại học Y Dược - 215 Hồng Bàng, phường 11, Quận 5, TP HCM – ĐT 08 3855 4269

- Bệnh Viện Pasteur - 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3, TP HCM - ĐT 08.3823 0352)

- Bệnh viện Từ Dũ - 284 Cống Quỳnh, Quận 1, Tp.HCM - ĐT 08.5.4042.829 - 3.839.8280

- Bệnh viện An Sinh - Số 10 Trần Huy Liệu, Phường 12, Quận Phú Nhuận, TP. HCM – ĐT 08 .845.7777 hotline: 093.810.0810

- Bệnh viện phụ sản MêKông - Số 243-243A-243B Hoàng Văn Thụ, Phường 1, Quận Tân Bình, TP.HCM – ĐT 08 3844 2986 – 3844.2988 – 19006113

Lịch tiêm phòng cho trẻ

Vắc xin BCG: Phòng bệnh lao

Đây là mũi vắc xin cần tiêm càng sớm càng tốt, nên tiêm ngay sau khi sinh.

Vắc xin viêm gan B liều sơ sinh

Đây là mũi vắc xin phòng bệnh viêm gan B. Nên tiêm ngay sau khi sinh (trong vòng 24 giờ).

Vắc xin Quinvaxem

Phòng bệnh Bạch hầu- Ho gà- Uốn ván-Viêm gan B- và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib.

Mũi tiêm thứ 1: khi trẻ 2 tháng tuổi

Mũi tiêm thứ 2: khi trẻ 3 tháng tuổi

Mũi tiêm thứ 3: khi trẻ 4 tháng tuổi

Vắc xin bại liệt (OPV)

Phòng bệnh bại liệt.

Uống liều thứ 1: khi trẻ 2 tháng tuổi

Uống liều thứ 2: khi trẻ 3 tháng tuổi

Uống liều thứ 3: khi trẻ 4 tháng tuổi

Vắc xin sởi Phòng bệnh sởi

Mũi tiêm thứ 1: khi trẻ 9 tháng

Mũi tiêm thứ 2: khi trẻ 18 tháng

Vắc xin tiêm nhắc bạch hầu, uốn ván và ho gà (DPT)

Đây là mũi cần tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi.

Vắc xin viêm não Nhật Bản

Phòng bệnh Viêm não Nhật Bản Tiêm 2 mũi khi trẻ 1 tuổi.

Mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 2 tuần.

Tiêm mũi thứ ba sau mũi thứ hai 1 năm.

Vắc xin Tả

Phòng bệnh tả Cho trẻ uống 2 liều khi trẻ từ 2 đến 5 tuổi (tại các vùng có nguy cơ dịch)

Vắc xin thương hàn

Phòng bệnh Thương hàn Cho trẻ 3-10 tuổi (ở các vùng có nguy cơ dịch)

Vắc xin uốn ván

Phòng bệnh uốn ván Tiêm ít nhất 2 mũi cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-45 tuổi) để bảo vệ trẻ ngay từ kh

Tiêm phòng là việc làm cần thiết để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Tùy tình trạng sức khỏe, bạn có thể lựa chọn những loại vắc-xin phù hợp cho mình, việc tiêm phòng cũng cần có sự tư vấn và giám sát của bác sỹ chuyên khoa, không nên tự ý tiến hành khi chưa tham khảo kỹ ý kiến của thầy thuốc.

Theo Châu Anh (Tổng hợp)/Gia đình Việt Nam