1. Ngôn ngữ Latinh

Latinh là một ngôn ngữ cổ điển thuộc về các ngôn ngữ Ấn-Âu. Bảng chữ cái Latinh có nguồn gốc từ các bảng chữ cái của Etruscan và Hy Lạp. Đến cuối năm 750 TCN, do sự phát triển mạnh mẽ của đất nước Hi Lạp, chữ Latinh đã trở nên phổ biến rộng rãi trên thế giới và trở thành chữ viết chính của đa số các quốc gia ngày nay. 

2. Ngôn ngữ Armenia

Cùng với Latinh, Armenia là cũng một ngôn ngữ quan trọng của ngôn ngữ Ấn-Âu. Nhiều người cho rằng bảng chữ cái tiếng Armenia được phát minh trong khoảng thời gian 450 năm trước Công nguyên và bản dịch Kinh thánh là hiện vật cổ xưa nhất chứng minh sự tồn tại của nó. Hiện nay, trên thế giới đã có hơn 5 triệu người sử dụng ngôn ngữ này.

3. Ngôn ngữ Hàn Quốc

Ngôn ngữ Hàn Quốc được tìm thấy khoảng 300 năm trước Công nguyên và là ngôn ngữ chính thức cho cả Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc, cũng như là một trong hai ngôn ngữ chính tại Trung Quốc. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 80 triệu người nói tiếng Hàn. Đây là một ngôn ngữ dễ học và được sử dụng rộng rãi khắp châu Á.

4. Ngôn ngữ Hebrew

Đây là ngôn ngữ phổ biến của những người Do Thái cho đến tận bây giờ. Ở thời kì Trung Cổ, ngôn ngữ Hebrew được sử dụng chủ yếu để phục vụ cho việc viết kinh thánh. Ngày nay, nó dần được phổ biến hơn và được coi là ngôn ngữ thiêng liêng nhất thế giới.

5. Ngôn ngữ Aramaic

Aramaic cũng là một ngôn ngữ phổ biến khác của người Do thái. Tuy không nổi tiếng và thiêng liêng như ngôn ngữ trên nhưng ngôn ngữ này đã được áp dụng rộng rãi cho mọi người dân thuộc tôn giáo này và một số tôn giáo khác như Ki tô giáo, Hồi giáo,… Đây cũng là ngôn ngữ lâu đời nhất của khu vực này.

6. Ngôn ngữ Trung Quốc

Ngôn ngữ Trung Quốc ra đời vào khoảng 3000 năm trước Công nguyên và phát triển vào năm 1200 ở thời nhà Chu. Ngôn ngữ này nhanh chóng được phổ biến rộng rãi khắp đất nước này và lan sang một số khu vực lân cận khác, trong đó có Việt Nam. Đây là ngôn ngữ nói phổ biến nhất thế giới hiện nay.

7. Ngôn ngữ Hy Lạp

Ngôn ngữ Hy Lạp chủ yếu được sử dụng tại Hy Lạp, Albania và Cyprus bởi khoảng 13 triệu người. Ngôn ngữ này được ra đời vào khoảng năm 1450 trước Công nguyên với bằng chứng là các đồng xu thời Trung Cổ. Cùng tiếng Latinh, tiếng Hy Lạp là nguồn chủ yếu của từ vựng khoa học quốc tế. Đây là một trong những ngôn ngữ lâu đời nhất của châu Âu.

8. Ngôn ngữ Ai Cập

Ngôn ngữ Ai Cập được đánh giá là ngôn ngữ lâu đời và có giá trị lịch sử nhất thế giới. Với nét chữ tượng hình đơn giản, chữ Ai Cập đã phần nào khắc họa nên bức tranh sinh hoạt cũng như cuộc sống của ngườid ân nơi đây thời kì cổ đại. Tuy nhiên, hiện nay, chữ Ai Cập không còn được sử dụng rộng rãi do khó học và ghi chép.

9. Ngôn ngữ Tiếng Phạn

Phạn là ngôn ngữ cổ điển của Ấn Độ, có niên đại khoảng 3000 TCN và được sử dụng như ngôn ngữ chính thức của nhà vua và hoàng tộc. Ngày nay, ta có thể thấy chữ Phạn trong một số kinh thánh của Ấn Độ cũng như trong các ngôi đền nổi tiếng của nơi đây.

10. Ngôn ngữ Tamil

Tamil là một trong những ngôn ngữ cổ điển còn sống sót lâu nhất trên thế giới. Đây là ngôn ngữ phổ biến của người dân Ấn Độ và một số đất nước lân cận. Người Ấn Độ đã sáng tạo ra ngôn ngữ này để truyền bá tôn giáo của họ ra khu vực châu Á. Đó là lí do tại sao, hiện nay, chữ Tamil lưu lại nhiều dấu tích trên khắp châu Á.

Theo http://blazedstory.in

Theo Tường Vy / Gia đình Việt Nam