Theo đó, người giao hàng (shipper) khi đến nhận hàng sẽ đưa trước toàn bộ tiền hàng cho chủ shop, sau đó thu lại tiền hàng từ phía người nhận kèm theo phí ship.

Quy trình hoạt động cụ thể:

  • Chủ shop cài app ShipS Shop, shipper cài app ShipS Shipper lên điện thoại của mình. Khi có hàng cần giao, chủ shop mở app, ghi thông tin giao nhận, số tiền cần thu.
  • Các shippper xung quanh khu vực đó sẽ nhìn thấy đơn hàng xuất hiện trong app của mình và quyết định có nhận đi giao hay không.
  • Nếu có nhiều shipper cùng đồng ý nhận, chủ shop sẽ lựa chọn một trong các shipper đó theo nhiều tiêu chí như kinh nghiệm, lượt đánh giá của shipper...
  • Shipper đến cửa hàng, ứng toàn bộ số tiền trị giá của món hàng đó cho chủ shop và tiến hàng giao đi.
  • Đến địa chỉ nhận hàng, shipper giao hàng, nhận lại tiền món hàng từ người nhận kèm theo phí ship.

Trước nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng cao của người dùng thì sự ra đời của các ứng dụng giao hàng tương tự như ShipS là điều cần thiết. Ngoài ShipS, hiện nay người dùng có các lựa chọn về ứng dụng giao hàng như FShip, 5Ship, Shipchung, SShip, SmartShip...

Tuy nhiên, ShipS đang nhận được những đánh giá khá khắt khe và nhiều ý kiến cho rằng mô hình hoạt động này giống như "mang con bỏ chợ" vì ứng dụng này chưa tính đến các rủi ro cho shipper ví dụ như hàng lỗi, hàng hỏng trong quá trình vận chuyển, chủ shop có hỗ trợ shipper không? Hàng trả lại thì thanh toán thế nào cho shipper? Và còn rất nhiều băn khoăn khác nữa. 

Nhìn chung, các cửa hàng lớn hiện nay khi mở rộng kinh doanh online sẽ có một nhóm nhân viên riêng tiếp nhận việc ship hàng, đưa hàng. Còn đối với những cửa hàng nhỏ thì đối tượng khách lại là khác lân cận, trong khu vực nên ít nguy cơ phát sinh những đơn hàng của khách hàng từ khu vực xa. 

Do vậy mà mô hình hoạt động của ShipS vẫn còn khiến hiều người lo ngại.

Theo một đánh giá của khách hàng về ứng dụng ShipS thì không thể so sánh ứng dụng này với các ứng dụng gọi xe như Uber hay Grab vì ứng dụng gọi xe có mục đích và đối tượng khách hàng khác biệt, người cung và cầu gặp nhau trực tiếp, dễ dàng trao đổi và giải quyết các vấn đề, trong khi đó ShipS lại tiềm ẩn quá nhiều những "nguy cơ" phía sau 1 đơn hàng.

Ứng dụng giao hàng ShipS

Ví dụ như trường hợp shipper đã nhận đơn hàng nhưng lại không thể liên lạc được với khách hàng hoặc trường hợp khách bất ngờ "bùng" đơn hàng thì ai sẽ là người chịu hậu quả? Hoặc đơn giản như món đồ có kích thước khác nhau thì sẽ thế nào? Shipper chỉ thấy được địa chỉ giao nhận, số tiền ứng trước và phí ship mà không hề biết đơn hàng của mình nặng nhẹ, to nhỏ ra sao.

Hoặc trường hợp shipper đổi hàng của khách thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm với đơn hàng.

Them vào đó là những thông số về kích thước hàng hóa, độ xa của quãng đường vẫn chưa thể có tại ShipS khiến cả chủ shop và shipper đều băn khoăn.

3 câu hỏi lớn mà nhiều người đặt ra cho ShipS đó là làm thế nào trong các trường hợp: 

  • Khách hàng từ chối đơn hàng?
  • Hàng hóa quá cồng kềnh, không được mô tả trước?
  • Quãng đường quá xa - tiền ship quá ít?

Và cuối cùng, người có lợi là chủ các cửa hàng, ship nhận hàng, ứng tiền nhưng khi khách hàng từ chối thì ship chịu trách nhiệm, thật giống như "mang con bỏ chợ" cho các shipper tự mình giải quyết các vấn đề phát sinh sau khi đã nhận đơn hàng. 

Mô hình hoạt động của ShipS

Ưu điểm của ShipS

Đánh giá chung cho thấy ShipS giúp tận dụng nguồn nhân lực đang có thời gian nhàn rỗi ví dụ như các bạn sinh viên, xe ôm, người quen...

Vì ứng dụng này áp dụng được hình thức giao hàng thu tiền (COD) nên chủ shop nhận được tiền ngay, không bị giam vốn như khi sử dụng các hình thức COD của các công ty giao hàng khác.

Shipper sau khi đưa tiền cho chủ shop sẽ có thêm động lực để hoàn thành công việc tốt hơn, thái độ làm việc nhiệt tình, niềm nở để giao hàng thành công và nhận tiền từ người nhận.

Người nhận hàng có thểm hình thức COD đối với những cửa hàng yêu thích của họ.

Nhược điểm của ShipS

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì ShipS cũng đang có một số nhược điểm "đáng ngại". Đó là việc các shipper phải ứng trước toàn bộ số tiền cho cửa hàng nên khó có thể giao được các món hàng có giá trị lớn đến vài triệu đồng. 

Shipper mặc dù siêng năng nhưng cũng khó có thể "ôm" nhiều đơn hàng cùng lúc vì phải ứng trước quá nhiều tiền.

Dường như ứng dụng này chỉ thích hợp để giao các món hàng có giá trị nhỏ.

Ngoài ra, ứng dụng chưa có tính năng dành cho người mua để dõi theo shipper, biết họ đang đi tới đâu hoặc biết được tình trạng đơn hàng để sắp xếp thời gian nhận. Đôi khi sự lệch múi giờ giữa shipper và khách hàng sẽ dẫn tới việc hoặc khách hoặc shipper phải chờ đợi hoặc đi lại quãng đường dài nhưng không được việc.

Theo Vân Hà/Gia đình Việt Nam