Nước mía là một loại đồ uống giải khát được làm từ mía bằng phương pháp xay ép cây mía để lấy nước. Loại đồ uống này được phổ biến ở châu Á, Đông Nam Á và Châu Mỹ Latinh. Nước mía là thứ đồ uống được ưa chuộng vì có tác dụng giải nhiệt và giá thành rẻ.

Khi ép mía lấy nước, người ta cho vào thêm trái quất hoặc chanh để tăng thêm hương vị cho nước mía nhờ đó mà dễ uống và được rất nhiều người ưa thích.

Uống nước mía ở lòng đường, vỉa hè dễ nhiễm giun, sán.

Uống nước mía ở lòng đường, vỉa hè dễ nhiễm giun, sán.

Mía và nước mía là đồ ăn thức uống rất tốt nhưng nếu để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp thì lại là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn.

Vả lại, mía tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng và những người mắc bệnh tiểu đường không nên uống nhiều nước mía. Nếu dùng quá nhiều nước mía sẽ dẫn tới béo phì vì cơ thể thừa năng lượng.

Đó là chưa kể đến quá trình chế biến nước mía có đảm bảo vệ sinh hay không. Hiện nay, rất nhiều xe nước mía được bán ở lòng đường, vỉa hè nên bụi bám vào cây mía, máy ép mía. Bã mía sau khi ép xong được thải ngay cạnh đó, rất nhiều ruồi, muỗi bay vào và bám lên cây mía, máy ép mía. Điều này dễ dàng dẫn tới sự truyền nhiễm vi sinh vật và gây ra các mầm bệnh như giun, sán. Ly uống nước mía của khách được rửa đi rửa lại nhiều lần trong 1 cái xô đựng nước cũng là nguồn gây bệnh cho người uống.  

Ngoài nguy cơ gây bệnh từ những vấn đề về vệ sinh nêu trên thì các chuyên gia y tế khuyên người có đường ruột yếu, hay đầy bụng, đi lỏng không được uống nước mía thường xuyên vì nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường rất cao.

Cũng chính vì hàm lượng đường cao nên uống quá nhiều nước mía sẽ dẫn đến béo phì vì dư thừa năng lượng.  

Khi đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, làm mất tác dụng của thuốc.

Theo D.C / Báo Công lý