Cầu thang bộ thành nhà kho

Dạo một vòng cầu thang bộ ở các chung cư khu Cầu Giấy, Linh Đàm (Hà Nội), nhiều hành lang chung được người dân tận dụng để kê tủ để giày, xe đạp của trẻ con… Cầu thang bộ còn được sử dụng để những chiếc lò đốt vàng mã và dưới góc tường ám khói đen kịt hoặc tay vịn cầu thang biến thành chỗ phơi quần áo. Thậm chí có chỗ không thể phân biệt được đó là lối đi lại hay là nhà kho của người dân bởi bị các hộ trưng dụng thành nơi cất giữ đồ đạc cũ, không dùng đến.

Tình trạng này diễn ra phổ biến ở các khu chung cư cũ và chung cư dành cho người thu nhập thấp. Một số hộ ở những chung cư này cho hay, phần trống ở cầu thang bộ được chia đều cho các nhà. Hầu như nhà nào cũng tận dụng bởi đi lại chủ yếu là sử dụng thang máy, nên để xe đạp, giá phơi quần áo hoặc đồ ít dùng đến ở ngoài hành lang vừa tiết kiệm diện tích sinh hoạt trong nhà và không lãng phí khoảng trống hành lang. Ngoài ra, cũng chỉ có góc cầu thang mới có thể đốt được vàng mã vì ở đó cũng gần bình cứu hỏa.

Diện tích căn hộ chật hẹp nên để có thêm không gian sinh hoạt, người dân không ngần ngại chiếm dụng không gian cầu thang bộ

Diện tích căn hộ chật hẹp nên để có thêm không gian sinh hoạt, người dân không ngần ngại chiếm dụng cầu thang bộ

Nhiều nhà còn tận dụng tay vịn cầu thang để phơi quần áo, khăn lau...

Nhiều nhà còn tận dụng tay vịn cầu thang để phơi quần áo...

Chị Ngô Hồng Lâm, cư dân sống tại chung cư Thăng Long (Cầu Giấy) đã được hơn 6 năm cho biết, đối với chị, cuộc sống ở chung cư tương đối ổn, hàng xóm láng giềng cũng thân thiết. Nhưng điều làm chị bức xúc nhất hiện nay không phải là vấn đề liên quan đến dịch vụ của tòa nhà, mà là việc hành lang chung đang bị một số hộ chiếm dụng.

Theo chị Lâm chia sẻ, gia đình chị ở tầng 3 của tòa nhà, nhiều lúc đợi thang máy khá lâu nên chị quyết định đi bộ cho nhanh. Nhưng mỗi lần đi qua một tầng cầu thang bộ, chị lại ngửi thấy mùi bốc ratừ những tủ đựng giàyở hành lang. Có tầng chị đi qua, trên đầu treo lủng lẳng dây quần áo ướt còn nhỏ nước tong tong. Sau vài lần phản ánh với Ban quản trị tòa nhà thì hộ dân bỏ dây chăng quần áo nhưng thay vào đó, họ đóng móc ngay trên tường, nhìn rất phản cảm.

khu vực hành lang, hộp chữa cháy cũng bị chiếm dụng làm nơi để xe đạp,

Khu vực hành lang, hộp chữa cháy cũng bị chiếm dụng làm nơi để đồ và treothành thành nơi treo quần áo lủng lẳng.

Khác với chị Lâm, anh Ngô Đức Hùng ở tòa B7 của chung cư này thì không thể chịu đựng được tính vô tư của hàng xóm. Anh kể lại: "Có một buổi sáng tôi phải đi làm sớm, vừa mở cửa ra thì thấy người hàng xóm mới dọn về ở được mấy hôm trải ra chiếc chiếu nhỏ rồi phát nhạc từ chiếc loa mini, sau đó bày đủ các tư thế yoga, lắc bụng. Lúc đó, mình chỉ dám nhắc nhở nhẹ là nên ra công viên tập hoặc bật nhạc nhỏ lại vì cùng tầng cũng có nhà có em bé. Cứ tưởng nhắc khéo thế thì họ biết ý, ai ngờ những ngàysau đó vẫn thấy chị này tập, cũng mừng là đã biết đeo tai nghe chứ không bật nhạc ầm ĩ nữa".

Không những vậy, anh Hùng còn cho biết có một lần cả tầng dở khóc dở cười chỉ vì... một chiếc dép. Chẳng là, nhà hàng xóm mới tới luôn để giày dép ở bên ngoài hành lang chứ không để gọn gàng trong tủ.Trong khi đó, mỗi chiều, cầu thang bộ thường được nhiềungười chọn để đi bộ xuống dưới sân tập thể dục. Bởi thế nêncó ngày, một chiếc dépcủa chị hàng xóm không rõ đi đâu mất, chị bấm chuông cửa tất cả các nhà hỏi tung tích rồi giọng khó chịu là có trêu đùa gì thì trả dépcho chị. Cả tầng, nhà nào cũng vừa tức vừa buồn cười mà cho đến tận bây giờ cũng không ai biết chiếc dépcủa chị vì sao biến mất.

sgs

Theo quy định tất cả cư dân đều không được phép hóa vàng trên căn hộ hoặc phía cầu thang mà buộc phải di chuyển xuống sân nhưng vì "tiện" nhiều gia đình hóa vàng ngay tại cầu thang bộ.

zs

Dù chỉ là phương tiện đi lại nhưng thang bộ cũng là không gian văn hóa góp phần xây dựng nếp sống văn minh tại chung cư.

zàe

Hành lang của một tầng gần như thành kho để đồ cũ của một vài gia đình.

sf

Dưới hệ thống báo cháy là tủ giày dép và mắc treo quần áo được đóng ngay trên biển hướng dẫn phòng cháy chữa cháy.

Tại cầu thang của hai tòa nhà N5C, N5D thuộc khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính bỗng dưng trở thành quán ăn nhanh vào buổi trưa. Được biết, sau khi UBND thành phố ra quân dẹp vỉa hè, gần chục quán ăn của các hộ dân sinh sống tại đây đã dọn về khu cầu thang của tòa nhà. Tại tầng 1 tòa nhà N5C, có các quán bún chả, bún cá, bún đậu cùng được mở vào khoảng giữa trưa cho khách là nhân viên văn phòng. Có thời điểm, khách ăn ở quán ngồi tràn kín sảnh hành lang khiến nhiều người dân trong tòa nhà đi lại bất tiện. Tương tự, tại tòa N5D, hành lang ở tầng 1 cũng được tận dụng để buôn bán.

Theo một người dân sinh sống tại chung cư cho hay: "Kể từ khi quán ăn được mở ở hành lang, lối đi trở nên chật chội, mùi thức ăn, mùi rác rồi tiếng người nói chuyện, tiếng ồn ào khiến chung cư không khác gì một cái chợ. Người đi làm buổi trưa không về nhà thì không bị ảnh hưởng chứ nhà có người già, trẻ nhỏ ở nhà thì không thể chịu đựng được".

ad

Cầu thang ở chung cư Trung Hòa, Nhân Chính bị chiếm dụng thành quán ăn

Xây dựng văn hóa chung cư kiểu mẫu

PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm điều tra dư luận xã hội (Viện Xã hội học) nhận định rằng, việc cư dân lấn chiếm diện tích chung, không gian chung như cầu thang bộ, khu tập kết rác, phần hành lang rộng… ở các chung cư thể hiện thói quen tiểu nông, chỉ biết mình, không quan tâm đến lợi ích chung, đến diện tích công cộng và cũng đồng thời là khu vực an toàn. Những người lấn chiếm quên mất rằng, mỗi một tòa nhà chung cư khi thiết kế đều có tính toán độ hợp lý nên không thể cứ thế là lấn chiếm.

“Thực tế là văn hóa giao tiếp, thói ứng xử của nhiều người chưa tương thích với loại hình cư trú kiểu mới, thậm chí lạc hậu so với những đòi hỏi của văn minh đô thị kiểu mới, đặc biệt là ở những chung cư cao cấp. Ví dụ như câu chuyện phòng cháy chữa cháy, lắm khi các hộ dân cũng cắt xén, làm thâm hụt, làm của riêng mới dẫn đến câu chuyện mất an toàn ở chung cư” - ông Trịnh Hòa Bình cho hay.

PGS Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội - Viện Xã hội

PGS Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội - Viện Xã hội

Theo đó, ông Bình cho rằng, việc xây dựng văn hóa nhà ở, văn hóa văn minh ở chung cư, để lối sống của người dân ăn nhập, với chung cư kiểu mẫu thì phải có trang bị. Cụ thể, trang bị này đến từ phía chủ đầu tư là ngay khi người dân nhập về chung cư thì phải giáo dục văn hóa cho họ. Bên cạnh đó, cư dân phải tự giáo dục, rèn luyện. phải xem xét, tính toán, hiểu biết công năng của tòa nhà, phải biết được tính chất hiện đại riêng và chung của những tòa nhà chung cư.

Bởi vì sự mất an toàn của một hộ trong chung cư sẽ đe dọa mất an toàn của các hộ khác. Những vấn đề về an toàn, văn minh, dân sinh đòi hỏi rất nghiêm cẩn tuy nhiên hiện nay ưu tiên trước mắt của các hộ dân vẫn là làm sao đủ tiền mua nhà, và chính tầng lớp bình dân với mức hiểu biết chưa cao mới phạm nội quy hoặc thiếu ý thức cao nhất.

Ông Bình cũng cho biết thêm, câu chuyện văn hóa nhà ở chính là nhắc lại cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng lối sống văn hóa ở khu chung cư, liên quan đến chuyện rèn luyện, trang bị kỹ năng sống, thái độ sống, thay đổi lối sống để phù hợp với tiện ích của thời đại mới. Bên cạnh đó phải có sự trừng phạt, ai vi phạm xử phạt thật nặng thì sẽ bớt được thói quen tùy tiện và văn hóa thấp kém.

Theo quy định tại Điều 100 Luật nhà ở năm 2014, phần sở hữu chung nhà chung cư bao gồm phần diện tích và các thiết bị sử dụng chung. Trong đó, bao gồm không gian, hành lang, cầu thang bộ, cầu thang máy...

Mặt khác, theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam năm 2008 cũng đã có quy định rõ trong thiết kế chung cư phải có cầu thang bộ, bậc thang hoặc đường dốc đảm bảo an toàn cho người đi lại giữa các sàn, nền cao độ chênh nhau từ 380mm trở lên. Cầu thang phải có lan can hoặc vật chắn đủ khả năng ngăn người đi lại không bị ngã tại các sàn nền có cao độ chênh nhau từ 2 bậc thang...

Ngoài ra, yêu cầu về thiết kế phòng cháy chống cháy cũng chỉ rõ lối thoát nạn chính cho người dân chủ yếu qua các cầu thang bộ đi xuống mặt đất rồi ra ngoài nhà.

 

 

Theo Reatimes.vn