Cụ thể, trong vay tín chấp, người vay tiền không cần thế chấp bất kỳ một tài sản nào, có thể sử dụng số tiền mình vừa vay để thực hiện những công việc đã được hoạch định sẵn và chỉ cần thanh toán một khoản tài chính không đáng kể hàng tháng trong suốt quá trình vay tiền. Song song bên cạnh đó sự trượt giá của tiền đồng theo thời gian vay cũng làm cho giá trị khoản vay ban đầu có “giá trị ” hơn trong tương lai.

Chương trình vay tín chấp hiện nay hầu hết rất tiện lợi và nhanh chóng. Chỉ qua 2-3 ngày (tùy khu vực) KH đã nhận ngay số tiền giải ngân khoản vay từ 10 đến 300 triệu mà không cần phải thế chấp tài sản đảm bảo.

Được giải ngân ngay khoản tiền dựa vào các giấy tờ như bảng lương, hợp đồng lao động, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ,… trong thời gian ngắn.

Dễ dàng sở hữu khoản vay nhỏ và trả góp đều hàng tháng. Ngân hàng dựa trên hạn mức lương của bạn để cho vay. Khoản tiền vay tín chấp thường từ 6 lần đến 20 lần lương tùy vị trí KH đang công tác. Nếu nhân viên bình thường thì khoản vay là 6 lần lương và nếu cán bộ thuộc nghành y tế, công an, luật sự thì khoản vay có thể lên đến 20 lần lương tiền mặt hàng tháng.

Chương trình vay tín chấp hiện nay hầu hết rất tiện lợi và nhanh chóng.

Chương trình vay tín chấp hiện nay hầu hết rất tiện lợi và nhanh chóng.

Dù có nhiều ưu điểm, tiện lợi nhưng để vay tín chấp luôn để an toàn nhất KH cần một số lưu ý:

Lựa chọn ngân hàng phù hợp

Các ngân hàng khác nhau sẽ có những điều kiện cho vay tiền mặt khác nhau. Có những ngân hàng có thể giúp người vay giải ngân nhanh chóng tuy nhiên cũng có thể ngược lại. Do đó, người vay cần tìm hiểu kỹ để lựa chọn được ngân hàng phù hợp

Các khoản phí (phí ngoài lãi suất)

Các khoản vay đôi khi hay bị đi kèm theo một khoản phí nào đó. Nếu không tìm hiểu kỹ, KH sẽ rất dễ bị mắc vào những khoản “phí ẩn” như phí tư vấn, phí thu hồ sơ, phí thẩm định… Thậm chí, nếu như một ngân hàng nào đó đưa ra lời đề nghị mức lãi suất cực thấp, thì cũng cần phải lưu ý, bởi đằng sau một mức lãi suất hấp dẫn có thể là vô số các khoản phụ phí khác.

Đánh giá khả năng trả nợ của bạn

Có vay thì phải có trả, trước khi đặt bút ký vào hợp đồng vay, KH cần cân nhắc lại về khả năng trả nợ hàng tháng của mình. Theo kinh nghiệm vay tín chấp của một số người, nếu như khoản phải trả chiếm trên 2/3 tổng thu nhập hàng tháng thì nên dừng lại hoặc chỉ vay khi có việc gì thực sự cần thiết. Bởi những biến cố hàng ngày có thể xảy ra rất ngẫu nhiên. KH gần như không thể làm chủ được các khoản chi phát sinh như ốm đau, cưới hỏi… do vậy, không nên dùng toàn bộ số tiền kiếm được vào việc trả nợ vay tín chấp nếu không muốn gặp rắc rối.

Chuẩn bị đủ các loại giấy tờ

Rất nhiều trường hợp đi vay tín chấp bị trả lại hồ sơ do không có đầy đủ các giấy tờ cần thiết. Do vậy, trước khi đi vay, KH cũng cần tìm hiểu thật kỹ các yêu cầu của ngân hàng trước khi làm hồ sơ hoặc tìm một địa chỉ tư vấn tin cậy.

Duy Phan tổng hợp/Ngày nay Online