Hiện nay trên thị trường tiêu dùng cả nước đã tràn lan các loại thịt ngoại nhập từ heo, bò cho tới gà và thậm chí là một số loại thịt lạ như thịt đà điểu, thịt cừu ...Mặc dù là thịt nhập khẩu trải qua nhiều công đoạn nhiêu khê, thủ tục phức tạp và thuế phí tốn kém nhưng lại xuất hiện một nghịch lý rằng thịt ngoại nhập đang rẻ hơn thịt nội rất nhiều

Chính vì lý do đó mà người tiêu dùng vì túi tiền eo hẹp cộng với tâm lý thích hàng ngoại nên đã nhanh chóng thích ứng với các loại thịt đông lạnh nhập khẩu bày bán đầy siêu thị hoặc các trang bán hàng trực tuyến. Tâm lý vừa rẻ vừa sang đã khiến nhiều người thích thú với thịt ngoại mà quay lưng với thịt nội. 

So sánh giá gà nhập ngoại và gà trong nước

So sánh giá gà nhập ngoại và gà trong nước

Tuy nhiên một câu hỏi rõ ràng được đặt ra đó là vì sao thịt ngoại theo lý là phải đắt hơn rất nhiều so với thịt trong nước tự chăn nuôi mà giờ lại rẻ hơn mà thậm chí rẻ hơn quá nhiều như vậy?

Trước hết phải nói đến nguyên nhân khiến thịt nhập khẩu rẻ là do sự khác biệt về quan điểm ăn uống. Nếu người Việt ăn thịt gà chỉ thích ăn đùi ăn cánh thì người Mỹ, người Úc lại chỉ ăn lườn. Vậy nên toàn bộ phần đùi và cánh không được ưu ái tại bản địa sẽ được xuất khẩu sang nước khác với giá thành cực kỳ phải chăng. 

Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá trung bình của năm tháng đầu năm 2015 với mặt hàng cánh gà đông lạnh, trong khi giá của Brazil và Argentina lần lượt là 1,9 USD/kg (40.000 VNĐ) và 2,1 USD/kg (55.000 VNĐ) thì cánh gà Mỹ chỉ có 1 USD/kg (22.000 VNĐ) . Với mặt hàng đùi gà, giá cao nhất là gà nhập từ Lithuania 2,1 USD/kg (55.000 VNĐ), tiếp đến là Brazil 1,5 USD/kg (32.000 VNĐ), trong khi giá đùi gà Mỹ chỉ có 0,9 USD/kg (20.000 VNĐ). Mức giá này rẻ ngang với giá rau tại Việt Nam, rẻ hơn hẳn gà công nghiệp trong nước và ăn đứt giá gà ta hiện nay. 

Gía cả các loại nội tạng cũng tương tự. Người châu Âu, châu Úc tuyệt đối không ăn nội tạng động vật, vậy nên toàn bộ nhóm phụ phẩm như: chân gà, cánh gà hay tim, lòng gà, heo, bò ... thì do các nước Mỹ, châu Âu gần như không tiêu thụ nên họ bán khá rẻ cho các nước muốn nhập khẩu, thậm chí có những sản phẩm bán với giá gần như cho.

Bài viết liên quanNghịch lý thịt ngoại nhập rẻ hơn thịt trong nước

Thịt nhập ngoại được chia rõ từng loại thịt như đùi, cánh, lòng, tim ... và bày tại siêu thị rất bắt mắt khiến người tiêu dùng dễ xiêu lòng

Thịt nhập ngoại được chia rõ từng loại thịt như đùi, cánh, lòng, tim ... và bày tại siêu thị rất bắt mắt khiến người tiêu dùng dễ xiêu lòng

Ông Đoàn Xuân Trúc, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội chăn nuôi Việt Nam lý giải: “Việt Nam là nước mà người tiêu dùng rất thích ăn các sản phẩm phụ phẩm như tim, lòng, chân, cánh của gia cầm và gia súc. Trong khi đó, nhu cầu trong nước không đáp ứng đủ nên các doanh nghiệp ra sức nhập khẩu. Việc quý I, nhóm thịt gà nhập khẩu tăng đột biến là do sản phẩm phụ phẩm được nhập về chiếm đa số”.

Gía thịt bò ngoại nhập như bò Mỹ hoặc bò Úc không rẻ hơn thịt Việt quá nhiều nhưng lại được lòng người tiêu dùng vì ngon, mềm và ngọt. Đồng thời các loại thịt này đông lạnh được chia thành từng loại riêng biệt, cắt miếng gọn gàng khiến người tiêu dùng thích mắt và tiện lợi trong nấu nướng. 

Trước đây giá bò ngoại nhập nhỉnh hơn thịt bò trong nước vì các doanh nghiệp nhập thịt bò đã sơ chế còn hiện nay các doanh nghiệp đã nhập bò nguyên con và tự giết mổ, sơ chế, đóng gói. Với cách này giá thịt bò ngoại đã giảm đáng kế. 

Gía cả thịt bò nhập hiện nay là hợp lý

Gía cả thịt bò nhập hiện nay là hợp lý

Theo ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty Vissan cho biết, trung bình mỗi tháng Vissan giết mổ khoảng 1.500 con bò Úc (trọng lượng 500 kg/con). Bò Úc được nhập khẩu chính ngạch là bò sạch và có trọng lượng lớn, khoảng 500 kg/con, tỉ lệ thịt sau giết mổ là 55% trong khi bò vàng trọng lượng chỉ khoảng 250 kg và tỉ lệ thịt sau giết mổ chỉ 50%.

Quan trọng hơn, nếu cộng các chi phí vận chuyển, thuế, hao hụt..., giá thành khoảng 2,4 USD/kg thì giá bán lẻ trên thị trường như vậy là phù hợp và không có dấu hiệu bán phá giá. Sở dĩ bò nhập khẩu có giá thành thấp như vậy, bởi Úc, Mỹ, Canada đã có một ngành công nghiệp chăn nuôi rất phát triển.

Thực tế cho thấy rằng thịt nhập khẩu giá rẻ hoàn toàn là có cơ sở chứ không phải do thịt hỏng, thịt kém chất lượng hay hàng giả, hàng nhái nên rõ ràng đây vẫn là một sự lựa chọn hợp lý cho người tiêu dùng. Và tất nhiên nó sẽ trở thành một "đối thủ" đáng gờm với thịt nội nếu chi phí vẫn chồng chi phí khiến giá thịt trong nước ở mức cao như hiện nay. 

Khánh Nguyễn (tổng hợp)/ Theo GĐVN