Số liệu thống kê vừa được Tổng cục Thống kê công bố ngày 24/6, cho thấy, nhóm giao thông tháng này tăng tới 3,54% so với tháng 5. Đây là mức tăng cao nhất trong 11 nhóm hàng trong rổ tính CPI.

Nguyên nhân của mức tăng này có thể dễ dàng lý giải được là do mặt hàng xăng, chiếm tỷ trọng khá lớn trong nhóm giao thông, đã tăng giá 1.200 đồng/lít hôm 19/5 (lấy giá từ 15/5 - 15/06).

Nhóm giao thông là nhóm tăng chỉ số cao nhất do bị tác động mạnh bởi giá xăng

Nhóm giao thông là nhóm tăng chỉ số cao nhất do bị tác động mạnh bởi giá xăng

Ngược lại, tháng 6 ghi nhận việc giảm giá của nhóm hàng chiếm số lớn nhất (khoảng 40%) trong rổ tính, là hàng ăn và dịch vụ ăn uống. Mức giảm rất nhẹ là 0,03% so với tháng 5. Nguyên nhân nằm ở việc lương thực giảm tới 0,62%, còn thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình chỉ tăng nhẹ, lần lượt là 0,1% và 0,11%.

Nhóm giảm giá còn lại là bưu chính viên thông với 0,03%. Nhóm hàng hóa đứng giá duy nhất trong tháng là giáo dục, tương tự như tháng trước.

Tổng kết, CPI tháng 6 tăng 0,35% so với tháng 5; tăng 0,55% so với tháng 12/2014, và tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Qua 6 tháng, CPI tăng bình quân 0,86% so với cùng kỳ.

Mức độ tăng giá trong tháng 6 ở khu vực nông thôn thấp hơn thành thị, lần lượt là 0,32% và 0,38% so với tháng trước.

Lạm phát cơ bản (loại trừ yếu tố tăng giá của mặt hàng lương thực và năng lượng) của tháng 6 được ghi nhận tăng 0,13% so với tháng 5, và tăng 2,24% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức độ tăng giá ở khu vực nông thôn thấp hơn thành thị, lần lượt là 0,32% và 0,38% so với tháng trước.

Chỉ số giá tại tất cả các địa phương đều tăng. Trong đó, tăng cao hơn mức trung bình của cả nước có TP HCM (tăng 0,62%); Khánh Hòa (tăng 0,58%); Vĩnh Long (0,5%)… Tháng trước, CPI tăng 0,16% so với tháng 4.

Bùi Nguyễn (tổng hợp)/Theo GĐVN