Ý nghĩa của nghi thức bắn đại bác

Nghi thức bắn đại bác xuất phát từ 400 năm trước trên các chiến hạm. Khi chiến hạm của một nước tiến vào cảng của một nước khác thì các khẩu pháo trên chiến hạm phải bắn hết đạn để tỏ mình đến không có ý thù địch.

Trải qua thời gian với nhiều thay đổi, đại bác còn được bắn mỗi khi có vị nguyên thủ quốc gia, các vị khách đặc biệt của nước ngoài đến thăm để tỏ lòng hoan nghênh. 

Lâu dần, tập quán này dần dần biến thành một thông lệ quốc tế. Việc bắn đại bác cũng không bị hạn chế trong các trường hợp phải có hải quân tiến nhập cảng của nước khác thì mới dùng. Trong các ngày lễ và các trường hợp đón tiếp khách quý, nghi lễ này cũng được áp dụng.

Việc bắn đại bác xuất phát từ cách đây 400 năm trên các chiến hạm.

Việc bắn đại bác xuất phát từ cách đây 400 năm trên các chiến hạm.

Bên cạnh cách giải thích này cũng có cách giải thích cho nguồn gốc của 21 phát đại bác từ nước Anh. Trong hai thế kỷ 17 và 18, Vương quốc Anh rất hùng mạnh và có nhiều thuộc địa trên thế giới.

Mỗi khi tàu chiến của nước Anh chạy qua hay tiến vào pháo đài hoặc bến cảng của một nước thuộc địa, họ yêu cầu đối phương phải nổ 21 phát đại bác để biểu thị lòng tôn kính và thần phục, còn các chiến hạm nước Anh chỉ bắn 7 phát để trả lời.

Về sau, nghi thức này được lan rộng ra các nước khác trên thế giới, trở thành thông dụng trong những ngày lễ hay khi đón tiếp nguyên thủ các quốc gia

Tại sao lại là 21 phát đại bác mà không phải con số khác? 

 

Các dịp lễ lớn và những lần bắn đại bác trước đây, Việt Nam cũng thường bắn 21 phát đại bác. Một số quốc gia khác trừ các dịp thực sự đặc biệt, có con số ý nghĩa riêng thì cũng chỉ bắn 21 phát đại bác mà thôi. Việc này xuất phát chính từ thói quen trên các chiến hạm cổ xưa.

Ngày trước các chiến hạm có trọng tải nhẹ, số khẩu pháo lắp trên tàu không thể nhiều hơn 7 khẩu và đều là loại lắp đạn từ đầu nòng. Vì vậy, việc nổ pháo rất tốn sức, chỉ có thể nổ từng khẩu và bắn hết 7 khẩu. Còn trên các pháo đài của bến cảng, chủ nhà bố trí rất nhiều cỗ pháo, họ bắn 3 phát để trả lời và hoan nghênh.

Tích của 3 x 7 là 21, đó là nguồn gốc của 21 phát đại bác.

Có nhiều lý giải về con số 21 phát đại bác. Tuy nhiên bắn 21 phát đại bác đã thành thông lệ quốc tế hiện nay.

Có nhiều lý giải về con số 21 phát đại bác. Tuy nhiên bắn 21 phát đại bác đã thành thông lệ quốc tế hiện nay.

Trên thực tế, có nhiều kiến giải về nguồn gốc con số 21. Có ý kiến rằng, hải quân phương Tây thường quan niệm số 3 là số vạn năng, số 7 là số thần bí. Tích của chúng bằng 21, nên số 21 cần phải dành cho khách quý.

Lại có ý kiến khác, lúc đó loại tàu chiến lớn nhất chỉ có 21 khẩu đại bác, nên khi 21 khẩu đại bác trên tàu chiến cùng bắn lên không trung 21 phát là nghi lễ chào hỏi thành tâm nhất.

Các con số khác khi bắn đại bác

Hiện nay, các nước trên thế giới thường thực hiện nghi lễ bắn đại bác với 21 phát khi đón nguyên thủ quốc gia, 19 phát khi đón thủ tướng. Số lần bắn đại bác và các nghi lễ khác thì mỗi nước có quy định riêng.

Ngoài con số 21 phát đại bác, trong những dịp đặc biệt của mình, các quốc gia cũng tự chọn một con số ý nghĩa để bắn đại bác chào mừng hoặc kỷ niệm. 

Các Quốc gia tùy thuộc vào những dịp lễ đặc biệt của mình mà có con số bắn đại bác tương ứng.

Các Quốc gia tùy thuộc vào những dịp lễ đặc biệt của mình mà có con số bắn đại bác tương ứng.

Chẳng hạn, Anh quy định bắn 62 phát đại bác vào ngày sinh nữ hoàng, Mỹ bắn 50 phát đại bác vào dịp quốc khánh (tượng trưng cho 50 bang).

Ngày 1-10-1949, khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời , nước này đã sử dụng 54 khẩu đại bác bắn 28 loạt nhằm biểu thị Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân khóa 1 có đại biểu của 54 địa phương tham dự, đồng thời đánh dấu mốc 28 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhân dân đấu tranh gian khổ đi đến đỉnh cao thắng lợi với sự ra đời của nước Trung Hoa mới.

 

 

 

Bùi Nguyễn (tổng hợp)/ Theo Ngay Nay Online