1. Lịch tiêm chủng cho trẻ theo chương trình tiêm chủng quốc gia

Để bảo vệ sức khỏe của con yêu và của cả cộng đồng, các ba mẹ hãy tham khảo lịch tiêm chủng dưới đây để đảm bảo đã đưa trẻ đi tiêm chủng (và tiêm nhắc) đúng thời gian quy định nhé!

LỨA TUỔI LOẠI VẮC XIN PHÒNG BỆNH LỊCH TIÊM 
Từ sơ sinh (càng sớm càng tốt)   Lao (BCG) Mũi 1: Có thể nhắc lại sau 4 năm
Viêm gan B (Hepatitis B) Mũi 1
Bại liệt (Poliomyelitis) Bại liệt sơ sinh
1 tháng tuổi   Viêm gan B Mũi 2
2 tháng tuổi   Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt (Diphtheria, pertussis, tetanus, polio) Mũi 1
Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm PQ, viêm phổi…do trực khuẩn H.influenza týp b Mũi 1
Viêm gan B Mũi 3 (Một năm sau nhắc lại mũi 4 và 8 năm sau nhắc lại mũi 5)
3 tháng tuổi   Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt Mũi 2
Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm PQ, viêm phổi…do trực khuẩn H.influenza týp b Mũi 2
4 tháng tuổi   Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt Mũi 3 (nhắc lại sau 1 năm)
Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm PQ, viêm phổi…do trực khuẩn H.influenza týp b Mũi 3 (nhắc lại sau 1 năm)
9 tháng tuổi   Vacxin phối hợp sởi, quai bị, rubella (MMR) Tiêm 1 mũi, 4-6 năm sau tiêm nhắc lại (Khi cần thiết nhắc lại sau 15 tháng)
Thủy đậu (Varicella) Tiêm 1 mũi duy nhất (9 tháng – 12 tuổi)
Nếu trên 12 tuổi: tiêm 2 mũi (cách nhau 6 – 8 tuần)
12 tháng tuổi   Viêm não Nhật Bản B (Japanese B encephalitis) Tiêm 3 mũi (2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần và mũi 3 sau 1 năm)
15 tháng tuổi   Vacxin phối hợp sởi, quai bị, rubella (vacxin MMR) Tiêm 1 mũi (nhắc lại sau 4-5 năm)
18 tháng và người lớn   Viêm màng não do não mô cầu (vacxin A+C meningoencephalitis) Tiêm 1 mũi
(Cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần hoặc theo chỉ định khi có dịch)
24 tháng tuổi và người lớn   Viêm gan A (Hepatitis A) = Vacxin Avaxim Tiêm 2 mũi
Từ 2-15 tuổi: khoảng cách giữa 2 mũi là 6 tháng
Trên 15 tuổi: khoảng cách giữa 2 mũi là 6-12 tháng
Viêm phổi, viêm màng não mủ.. do phế cầu khuẩn = vacxin Pneumo 23 Tiêm 1 mũi
(Cứ 5 năm nhắc lại 1 lần)
Thương hàn (Typhoid) = vacxin Typhim Vi Tiêm 1 mũi. Cứ 3 năm nhắc lại 1 lần
36 tháng và người lớn   Vacxin Cúm = vacxin Vaxigrip
Vacxin được tiêm mỗi năm 01 lần, đặc biệt những người có nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh cúm. Có thể dùng cho phụ nữ đang cho con bú.
35 tháng tuổi – người lớn
01 liều = 0.5 ml/mỗi năm
06 tháng – 35 tháng tuổi
01 liều = 0.25ml/mỗi năm
(trẻ dưới 8 tuổi: chưa mắc cúm hoặc chưa tiêm chủng phải tiêm liều thứ 2 sau 4 tuần)


Lưu ý: Vacxin bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt nên nhắc lại khi 4 – 6 tuổi, 10 – 11 tuổi và 16 – 21 tuổi.

* Nguồn: Viện Nhi TW
 
Bạn có thể cho con đến tiêm tại 50C Hàng Bài hoặc Trung tâm y tế cộng đồng ở 70 Nguyễn Chí Thanh, số 3 Ông Bích Khiêm (Hà Nội)
 
Một số lưu ý:
 
- Nếu trẻ bị sốt nhẹ, tiêu chảy hay suy dinh dưỡng vẫn cho trẻ tiêm chủng như thường lệ.
 
- Sau khi tiêm, nếu trẻ bị sốt nhẹ, chỗ tiêm bị sưng đỏ là phản ứng bình thường, không đáng ngại.
 
- Sau năm đầu, nhớ đưa trẻ đi tiêm ngừa nhắc lại theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Các loại vắc-xin cần tiêm nhắc lại cho trẻ

Để giúp cơ thể tiếp tục được bảo vệ một cách hiệu quả, cần tiêm các mũi vắc-xin nhắc lại để nâng cao hiệu giá kháng thể. Việc tiêm các mũi nhắc lại chỉ áp dụng với các loại vắc-xin tạo được trí nhớ miễn dịch qua các mũi tiêm trước đó (thông thường là loại vắc-xin bất hoạt còn gọi là vắc xin chết). Lịch tiêm nhắc các loại vắc-xin được khuyến cáo áp dụng như sau

– Vắc-xin DTC- ngừa bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván: trẻ được tiêm nhắc lúc 18 tháng tuổi. Không nên tiêm nhắc trước lịch quy định. Nếu trễ lịch tiêm nhắc có thể tiêm muộn hơn nhưng không nên để quá 3 tuổi.

– Vắc-xin bại liệt uống: có thể cho trẻ dưới 5 tuổi uống 2 liều bổ sung cách nhau 1 tháng để nâng cao khả năng bảo vệ của cơ thể.

– Vắc-xin phòng ngừa nhiễm khuẩn do Hib: nên tiêm nhắc lúc trẻ được 18 tháng tuổi.

– Vắc-xin viêm não Nhật Bản: cần nhắc mũi 3 một năm sau mũi 2. Sau đó 3 – 5 năm nên tiêm nhắc.

– Vắc-xin sởi: cần tiêm nhắc cho trẻ lúc 18 tháng tuổi bằng vắc-xin sởi đơn giá hoặc vắc-xin phối hợp 3 trong 1 ngừa bệnh Sởi – Quai bị – Rubella (vắc-xin MMR).

– Vắc-xin cúm: được tiêm nhắc hằng năm trước mùa dịch, đặc biệt là cho các đối tượng nguy cơ như trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, hen suyễn…

– Vắc-xin tả uống: nên dùng hằng năm tại các vùng thường xuyên xảy ra dịch cho các đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm cao.

– Vắc-xin thương hàn: tiêm nhắc lại sau 2 – 3 năm tại những vùng lưu hành nặng hoặc có dịch, đặc biệt cho đối tượng trẻ em và người cao tuổi.

– Vắc-xin phế cầu: tiêm nhắc lại vào năm thứ 3 sau mũi tiêm thứ nhất.

– Vắc-xin não mô cầu: tiêm nhắc vào năm thứ 3 sau mũi tiêm thứ nhất.

– Vắc-xin dại: với các đối tượng nguy cơ cao như người làm nghề giết mổ gia súc nên tiêm phòng và tiêm nhắc lại song nói chung vắc-xin này chủ yếu dùng để điều trị dự phòng khi bị phơi nhiễm.

 

 

Theo Thúy Hà/ Gia đình Việt Nam