Các biện pháp phòng chống say nắng, say nóng hiệu quả

Say nắng là bệnh thường rất dễ gặp vào mùa hè nắng nóng, người bị say nắng nếu không được cấp cứu kịp thời rất có thể sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm.

Để phòng tránh say nắng, say nóng bạn hãy áp dụng các biện pháp đơn giản dưới đây: 

Uống đủ nước

Uống đủ nước là điều đơn giản nhất và cần thiết nhất để giữ cơ thể luôn khỏe mạnh. Uống đủ nước giúp duy trì độ ẩm và thân nhiệt bình thường cho cơ thể. Đặc biệt, các bạn không nên uống nước lạnh, nước đóng đá mà chỉ dùng nước mát. Vì đồ uống lạnh có thể gây ra các cơn đau bụng, đau họng và gây hiện tưởng chênh lệch nhiệt độ.

Tăng cường đồ uống giàu chất điện giải

Những thực uống chứa nhiều chất điện giải như nước dừa, Aam Panna... có khả năng giữ mát cho cơ thể, đồng thời cung cấp các chất điện giải tự nhiên, thậm chí được cho là tốt hơn rất nhiều so với các thức uống thể thao, đồ uống chế biến sẵn. Ngoài ra, sữa bơ cũng là loại đồ uống chống say nắng mà bạn có thể tham khảo.

Tránh rượu và cafe

Rượu và thức uống chứa cafein chưa bao giờ được khuyên dùng. Chúng gây hại cho sức khỏe nói chung và làm tăng nguy cơ say nắng trong mùa hè nói riêng. Tốt nhất, hãy uống nước lọc, nước hoa quả và thức uống chứa muối, đường.

Ăn nhiều rau quả tươi, xanh

Việc ăn nhiều rau xanh và hoa quả cũng giúp cơ thể chống lại say nắng. Một số loại hoa quả như bí đao có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc như bí đao, mướp đắng, dưa chuột, đào, dưa hấu, táo...

Không ra ngoài khi trời nắng gắt

Cách tốt nhất để ngừa say nóng là bạn nên ở trong nhà, không ra ngoài khi trời nắng gắt. Nếu bắt buộc phải ra khỏi nhà, hãy che chắn cần thận bằng ô, mũ, nón và quần áo chống nắng. Ngoài ra, cần sử dụng kem chống nắng SPF 15 trở lên.

Tránh làm việc ngoài trời quá lâu

Làm việc ngoài trời vào những ngày nắng nóng là thói quen nguy hiểm, dễ khiến bạn say nắng nhát. Những ngày trời nắng gắt, tốt nhất bạn nên lên kế hoặc làm việc từ sáng sớm và vào lúc chiều muộn

Tránh vận động mạnh

Trong thời tiết nắng nóng, hãy tránh những vận động mạnh, không cần thiết. Quên đi các môn thể thao vào thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày, nhất là không chơi thể thao ngoài trời nắng (rất dễ bị say nắng rối loạn nhịp tim

Chú ý lượng mồ hôi

Mồ hôi có công dụng làm mát cơ thể, khi nhiệt độ càng tăng cao thì cơ thể càng tiết ra nhiều mồ hôi hơn. Do đó, nếu trời nắng nóng mà bạn không tiết mồ hôi hoặc tiết quá ít so với bình thường thì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo một cơn say nắng sắp xảy đến.

Do đó, hãy thận trọng theo dõi hoạt động tiết mồ hôi của cơ thể để có biện pháp ứng phó kịp thời.

Trang bị đồ chống nắng khi ra ngoài

Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính... Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò.

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về say nắng, say nóng, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống say nắng, say nóng khi thời tiết nắng nắng nóng để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình, gia đình và xã hội./. 

Theo Gia đình Việt Nam