Vitamin C là loại vi chất rất cần thiết cho cơ thể, chúng tham gia nhiều chức năng quan trọng trong hoạt động của con người. Trong khi đó cơ thể của con người lại không thể tự sản xuất vitamin C như hầu hết các loài động vật khác.

Vì vậy, khi thiếu vitamin C sẽ xuất hiện một số bệnh như chảy máu cam, vết thương chậm lành, đặc biệt khi thiếu vitamin C dễ mắc bệnh scorbut (chảy máu nướu răng, có vết bầm tím dưới da thành nốt hay thành mảng, nhất là khi có va chạm nhẹ, nặng). Với phụ nữ đang mang thai, nếu thiếu hụt vitamin C sẽ có khả năng gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. 

Ngược lại, nếu thừa vitamin C sẽ làm hấp thu thừa sắt gây hại cho cơ thể, đồng thời làm giảm sự hấp thu đồng, niken, làm cho xương chậm phát triển, dễ biến dạng và hay bị viêm kết mạc.

Vì vậy dù thừa hay thiếu vitamin C cũng sẽ gây hại cho sức khỏe. Mọi người nên bổ sung vitamin đúng cách, qua đường ăn uống và nếu có bổ sung thêm thuốc viên C thì nên có liều lượng thích hợp.

Liều lượng thích hợp khi bổ sung vitamin C

Với người trưởng thành, hằng ngày cơ thể cần tiêu thụ khoảng 45mg vitamin C. Đối với phụ nữ mang thai, con số này tăng lên một ít khoảng 50mg/ngày và là 70mg/ngày với những mẹ đang cho con bú.

Chỉ nên bổ sung vitamin C bằng cách uống thuốc với liều dùng được bác sĩ chỉ định.

Chỉ nên bổ sung vitamin C bằng cách uống thuốc với liều dùng được bác sĩ chỉ định.

Không nên sử dụng Vitamin liều cao (trên 1g/1000mg/ngày) vì khi dùng kéo dài nhiều ngày có thể gây rối loạn tiêu hóa (nóng rát, chảy máu dạ dày hoặc tiêu chảy), gây hiện tượng thừa sắt, giảm độ bền của hồng cầu, giảm khả năng diệt khuẩn của bạch cầu. Và nếu người thiếu men G6PD mà dùng vitamin C liều cao, kéo dài có thể bị tán huyết.

Ngoài ra, nếu dùng vitamin C thường xuyên, liều cao làm cho cơ thể dễ quen, khi không dùng sẽ cảm thấy mỏi mệt. Nếu dùng quá liều vitamin C sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể lên đến 20% và ở người lớn tuổi thì tỷ lệ này còn tăng cao hơn nếu lạm dụng hai loại vitamin C và vitamin E.

Ở liều lượng 60mg/ngày, vitamin C có tác dụng phòng bệnh ung thư và chống ôxy hóa, nhưng khi dùng tới 500mg/ngày, vitamin C sẽ gây tổn hại về gen và dẫn tới các căn bệnh ung thư, thấp khớp và xơ vữa động mạch..

Không nên coi vitamin C như một loại thuốc bổ, dùng không giới hạn (đặc biệt là trẻ em, thai phụ). Các trường hợp đang bị sỏi tiết niệu hoặc tiền sử mắc bệnh sỏi tiết niệu cũng không nên dùng hoặc nếu phải dùng thì nên dè dặt và phải có ý kiến của bác sĩ. 

Có nên dùng C sủi hay không? 

Không nên lạm dụng C sủi vì có chứa quá nhiều lượng Vitamin C cần thiết.

Không nên lạm dụng C sủi vì có chứa quá nhiều lượng Vitamin C cần thiết.

Một dạng bổ sung vitamin C đang được dùng khá nhiều hiện nay là viên C sủi. Khi được thả vào nước sẽ sủi bọt mạnh, khí thoát ra làm cho viên tan vỡ, tan trong nước hoàn toàn tạo thành dung dịch dễ uống. Viên sủi C thông dụng hiện nay chứa 1g (tức 1.000mg) vitamin C, cao hơn 16 lần nhu cầu khuyến cáo hàng ngày.

Chỉ một số trường hợp thiếu vitamin đến độ bệnh lý mới cần dùng vitamin liều cao (gọi là liều điều trị). Vitamin C cũng thế. Việc dùng quá 1g mỗi ngày rất dễ bị các tác dụng phụ như đã nói. 

Cũng theo Phó giáo sư Đức, những người bị tăng huyết áp tuyệt đối không dùng thuốc dạng sủi bọt nói chung, trong đó có viên C sủi.

Bởi người tăng huyết áp phải kiêng muối, chính là kiêng natri (muối ăn là natri clorid), trong khi bất cứ thuốc sủi bọt nào cũng chứa natri (nhằm phản ứng với axít citric có trong viên thuốc để gặp nước sẽ sủi bọt). Nếu người bị tăng huyết áp đang điều trị mà ăn nhiều muối hoặc dùng chất có nhiều natri thì huyết áp sẽ tăng vọt.

Vì vậy người tiêu dùng nên lưu ý kỹ khi sử dụng viên C sủi, chỉ khi thực sự cần bổ sung Vitamin C do bị ốm, bệnh hoặc bác sĩ chỉ định và với liều dùng hạn chế. Nên uống C vào các buổi sáng khi dạ dày đã được thức ăn làm đầy. Không nên uống C khi đang đói và không uống C vào buổi tối. 

Bùi Nguyễn (tổng hợp)/ Theo Ngay Nay Online