Nuôi con bằng sữa mẹ đem lại lợi ích lớn cho cả mẹ và bé. Việc làm này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho bé, tăng cường tình cảm mẹ con, tiết kiệm tiền cũng như giúp mẹ giảm cân sau sinh. Sữa mẹ chính xác là loại sữa tươi được sản xuất và sử dụng ngay tại “nguồn”, không phải qua một khâu xử lý nào.

Sữa tiết ra do dụng cụ hay tay đều cho chất lượng như nhau. Tuy nhiên, cách bảo quản sữa còn quan trọng hơn cả việc hút sữa để tránh mất các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ hay ảnh hưởng đến đường tiêu hoá của bé.

Nguyên tắc khi vắt sữa mẹ 

Theo chuyên gia dinh dưỡng Melinda Johnson: "Sữa mẹ là môi trường tự nhiên giàu dinh dưỡng vì vậy vi khuẩn dễ sinh sôi phát triển trên đầu hút sữa và bình đựng. Vì vậy các mẹ nên nhớ công việc đầu tiên là rửa tay thật sạch và luôn sử dụng bình đựng cũng như đầu hút sữa sạch."

Phải vệ sinh tay chân, dụng cụ vắt sữa sạch sẽ trước khi vắt sữa mẹ.

Phải vệ sinh tay chân, dụng cụ vắt sữa sạch sẽ trước khi vắt sữa mẹ.

Khi vắt sữa vào túi ni lông hay túi đựng thông thường, sữa có thể bị dính ở mép bên ngoài. Thay vào đó hãy chọn bình nắp xoáy hay túi được thiết kế đặc biệt cho bé.

Cách bảo quản sữa mẹ 

Sau khi vắt ra, sữa mẹ có thể được đảm bảo an toàn ở nhiệt độ phòng trong vòng bốn giờ. Sau đó, khi cất vào tủ lạnh, sữa sẽ được đảm bảo trong 48 giờ. Không bao giờ thêm sữa mới vào cùng túi sữa cũ đã bảo quản.

Để sữa giữ được lâu, bạn cần làm đông sữa. Sữa đông có thể bảo quản trong vòng ba đến sáu tháng ở nhiệt độ dưới 0 độ F.

Nên bảo quản sữa mẹ ở ngăn riêng biệt.

Nên bảo quản sữa mẹ ở ngăn riêng biệt.

Chuyên gia dinh dưỡng Melinda Johnson cho rằng: "Bạn nên ghi ngày trên mỗi bình trữ sữa, để chúng luôn trong tầm kiểm soát của bạ rằng sữa đã trữ được bao lâu. Tích trữ sữa thành từng túi nhỏ để dễ dàng rã đông khi sử dụng mà không phải bỏ lượng sữa không dùng hết."

Ghi chú ngày tháng vắt sữa trên bao bì túi sữa hoặc bình trữ sữa.

Ghi chú ngày tháng vắt sữa trên bao bì túi sữa hoặc bình trữ sữa.

Các nguyên tắc khi trữ đông sữa mẹ

Chúng ta nên trữ sữa mẹ trong bình sữa chuẩn bằng nhựa, bằng thủy tinh, hoặc bằng túi trữ sữa chuyên dụng. Sữa được trữ ở ngăn đông nên ghi ngày vắt sữa

Sữa mẹ có thể bảo quản trong:

 

- 3 ngày trong ngăn mát tủ lạnh nhiệt độ 4ºC. (phải để phía trong tủ lạnh)

- 1-3 tháng trong ngăn đá

- 3-6 tháng trong tủ đông(mặc dù có thể làm giảm mất lượng kháng thể trong sữa).

Khi bạn làm lạnh sữa, chất béo trong sữa sẽ tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt. Khi bạn làm ấm sữa, bạn nên lắc đều để tái phân bố lại lớp chất béo này.

Cách rã đông và hâm nóng sữa

Hãy ngâm sữa vào nước ấm nếu muốn rã đông hoặc làm ấm sữa mẹ.

Hãy ngâm sữa vào nước ấm nếu muốn rã đông hoặc làm ấm sữa mẹ.

Nếu có thời gian bạn có thể rã đông sữa bằng cách đặt túi sữa trong ngăn mát tủ lạnh sau đó hâm nóng sữa bằng cách đặt bình sữa vào ly nước ấm và cho trẻ bú. Tránh rã đông bằng lò vi sòng vì có thể hủy hoại các cấu trúc protein, vitamin và chất kháng thể chống nhiễm trùng trong sữa mẹ. Ngoài ra, lò vi sóng có thể tạo ra các “hạt nóng” có thể gây phỏng em bé.

Nếu không có thời gian bạn cũng có thể rã đông bằng cách ngâm túi/ bình trữ sữa vào nước ấm. Mỗi lần rã đông sữa, bạn có thể sử dụng trong vòng 24 giờ hoặc bỏ đi.

Sữa sau khi được rã đông thì không bao giờ làm đông lại. Nếu bạn không thể cất trữ sữa đúng cách hay còn nghi ngờ điều gì đó, thì tốt nhất bạn không nên sử dụng chúng.

Trang Bùi (tổng hợp)/ Theo Ngay Nay Online