quy hoạch chợ

Thông tin, sự kiện, hình ảnh, video mới nhất về quy hoạch chợ, cập nhật vào ngày: 20/04/2024

Nhiều Sở, ngành ở Thanh Hóa cho rằng, việc quy hoạch chợ đầu mối phía Bắc thành phố Thanh Hóa không có cơ sở khoa học. Thành phố Thanh Hóa xin quy hoạch chợ rất… cảm tính.

Chợ là nơi giao dịch giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Trong định hướng phát triển đô thị hiện nay, những tác động của xu hướng mới như siêu thị, trung tâm thương mại, bán hàng online đang thay thế chợ.

Giống những món ăn hằng ngày trên mâm cơm của mỗi gia đình, chợ truyền thống và trung tâm thương mại đều là những “món ăn” riêng biệt để phục vụ những cư dân đô thị. Nhưng việc hòa trộn hay thay đổi khiến cho bản chất của chợ đổi thay và khiến tình trạng “vắng như chợ chiều” đã khiến những người tham gia quy hoạch chợ nhìn nhận rõ ràng hơn, phải tìm cách để có những hướng đi chắc chắn hơn.

Khi các TTTM ở tầng trên ế ẩm, không thu hút được cả đối tác bán cũng như khách hàng, cũng dễ hiểu khi các khu chợ truyền thống kiểu mới nằm dưới hầm bị mất giá theo. Nhưng rõ ràng, đây không phải là nguyên nhân chính khiến các khu chợ rơi vào tình trạng “ngắc ngoải”.

Chợ truyền thống đang ngày càng bị cạnh tranh gay gắt bởi hệ thống các cửa hàng bán lẻ tiện lợi, thương mại điện tử… Thực tế này khiến không ít người phải đặt ra câu hỏi: Số phận của các chợ dân sinh, các kênh bán hàng truyền thống sẽ ra sao?

Hiện nay, các chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội hầu như đều đã xuống cấp, không đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời còn làm mất mỹ quan đô thị. Đáng chú ý, những chợ truyền thống đã được nâng cấp, xây mới cũng lâm vào cảnh bị lãng quên bởi không phù hợp với thói quen, nếp sinh hoạt của người dân.

Việc "khoác áo mới" theo kiểu "hồn Trương Ba - da hàng thịt" cho các ngôi chợ truyền thống gần đây đều không thành công, sau khi được đập bỏ và xây mới, những chợ vốn sầm uất đều trở thành nơi đìu hiu, vắng khách. Cần một diện mạo như thế nào để các chợ truyền thống vẫn giữ được sức sống trong lòng các đô thị mới?