Tăng trưởng GDP

Thông tin, sự kiện, hình ảnh, video mới nhất về tăng trưởng GDP, cập nhật vào ngày: 24/04/2024

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 có thể đạt 5,6-5,8%. Với kịch bản bất lợi, nền kinh tế chỉ có thể tăng trưởng 1,8-2%.

Các chuyên gia của Standard Chartered dự báo tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực đầu tư và dịch vụ được cải thiện sẽ là yếu tố hỗ trợ cho nền kinh tế trong những năm tới.

Asia Times đánh giá thành công của Việt Nam có phần đáng ngạc nhiên, khi chính phủ nước này luôn khẳng định không đặt vấn đề phục hồi kinh tế lên trên sức khỏe cộng đồng.

Với 89,21% đại biểu nhấn nút tán thành, sáng 11/11 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Trong đó, Nghị quyết đặt mục tiêu năm 2021, GDP tăng khoảng 6%.

Các đại biểu cho rằng, kết quả thực hiện mục tiêu kép của Việt Nam tuy còn khiêm tốn nhưng rất đáng ghi nhận, con số tăng trưởng 2 - 3% GDP là con số tuyệt vời trong bối cảnh thế giới nói chung.

Là mức tăng thấp nhất từ năm 2011, nhưng so với các nước trong khu vực và thế giới, đây vẫn là mức tăng trưởng khá.

Hiện, Việt Nam đang ở vị thế tốt hơn so với nhiều quốc gia trên thế giới, do đã kiểm soát được đại dịch Covid-19. Tuy vậy, triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2020 và xa hơn phụ thuộc vào khả năng khống chế bệnh...

Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, tình hình kinh tế xã hội tháng 11 và 11 tháng tiếp tục xu hướng tích cực và nhiều khả năng sẽ đạt chỉ tiêu tăng trưởng cả năm là 6,8% đã được Quốc hội đề ra.

Thủ tướng nhấn mạnh quyết tâm hoàn thành tất cả các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2019, tăng trưởng GDP 6,8%, kiểm soát lạm phát dưới 4%, không lùi bước trước khó khăn, thách thức.

Thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 180 quốc gia trên thế giới. Tiếp nối thành công, năm 2019, ngành nông nghiệp phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP trên 3,0%, kim ngạch xuất khẩu đạt 43 tỷ USD. Vậy để đạt được mục tiêu, thời gian tới ngành nông nghiệp phải làm gì?

Nhờ nguồn kiều hối về nhiều trước tết và cán cân thương mại không bị nhập siêu lớn, tỷ giá đã được hỗ trợ với việc đồng VND lên giá 0,1% so với đồng USD (tháng 1/2018 mất giá nhẹ 0,04%). Đây là tín hiệu rất tích cực khởi đầu cho năm 2019.

Theo nhận định của Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn sẽ tiếp tục phụ thuộc vào FDI, kết quả gỡ bỏ rào cản thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và cổ phần hóa DNNN.

Tăng trưởng tín dụng thận trọng, gia tăng dự trữ ngoại hối, thu hẹp thâm hụt ngân sách vẫn cần phải chú trọng bởi những “cơn sốt” của quá khứ vẫn chưa nguội hết.

Những thành quả vượt bậc trong năm 2018 trên hầu hết các lĩnh vực được nhận định là nền tảng vững chắc để kinh tế - xã hội năm 2019 có đà phát triển bứt phá. Nhiều nhiệm vụ trọng tâm để kết quả năm tới cao hơn năm nay đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước công bố.

"Chúng ta đừng mê cuồng tăng trường GDP, phải hiểu giá trị tăng trưởng thực sự nước ta là gì. Đừng tự hào GDP tăng trưởng 7%, vì tiền của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ khá cao", TS Bùi Trinh, chuyên gia kinh tế nhận định.