Nước dừa

Đầu tiên phải kể đến nước dừa. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, nước dừa non là một trong những loại nước giàu dinh dưỡng và là một trong những nguồn bổ sung chất điện giải tuyệt vời nhất. Nó rất giàu clorua, kali và magiê và chứa 1 lượng đường, muối và protein hợp lý.

Kali giúp điều chỉnh huyết áp và nhanh chóng giải cơn khát do cơ thể bị mất muối. Nó cũng rất hữu hiệu trong việc thay thế nước điện giải khi bị tiêu chảy. Không chất béo, cholesterol và hơn thế, nó còn giúp cải thiện các cholesterol tốt trong cơ thể.

Khi mang thai, chứng táo bón, đầy bụng và ợ hơi là những vấn đề thường gặp ở bà bầu, mỗi ngày một cốc nước dừa tươi có thể giúp bạn khắc phục được điều này.

rất giàu clorua, kali và magiê và chứa 1 lượng đường, muối và protein hợp lý.

rất giàu clorua, kali và magiê và chứa 1 lượng đường, muối và protein hợp lý.

Ngoài ra, nước dừa cũng rất giàu axit lauric mà khi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành monolaurin, có tác dụng chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.

Nước cam 

Nước cam tươi giữ vị trí quán quân do chứa nhiều dưỡng chất. Nước cam tươi dồi dào canxi, axit folic, kali, rất tốt để điều hòa và ổn định huyết áp nên khá an toàn với nhóm bà bầu cao huyết áp.

Trong nước cam chứa nhiều Folic acid nên rất tốt cho phụ nữ có thai, nó giúp ngăn ngừa một số loại khuyết tật bẩm sinh, và giúp sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh.

Ngoài ra, nước cam còn có Canxi giúp răng và xương mạnh mẽ, chắc khỏe. Đặc biệt, đối với những phụ nữ mang thai nhưng không uống được sữa, nước cam là sự lựa chọn thay thế tuyệt vời. 

Nước cam tươi dồi dào canxi, axit folic, kali, rất tốt để điều hòa và ổn định huyết áp nên khá an toàn với nhóm bà bầu cao huyết áp.

Nước cam tươi dồi dào canxi, axit folic, kali, rất tốt để điều hòa và ổn định huyết áp nên khá an toàn với nhóm bà bầu cao huyết áp.

Nước mía

Về giá trị dinh dưỡng, các nghiên cứu đã cho thấy, trong thân cây mía ngoài thành phần cơ bản là các loại đường chiếm khoảng 70%, còn có các chất đạm, chất béo, chất bột, nhiều loại chất khoáng, các vitamin và khoảng gần 30 loại axit hữu cơ.

Vì vậy, mía không những có vị ngọt dễ chịu hợp với khẩu vị mọi người mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng và những chất dinh dưỡng cần thiết.

Ngoài ra, với những bà bầu hay buồn nôn, có thể sử dụng nước mía như một bài thuốc để giảm những triệu chứng này: Lấy một bát con nước mía khoảng 150ml, trộn thêm chút nước cốt gừng vào (khoảng 5ml) uống 2 – 3 lần trong ngày sẽ đỡ buồn nôn và ăn ngon miệng. 

trong thân cây mía ngoài thành phần cơ bản là các loại đường chiếm khoảng 70%, còn có các chất đạm, chất béo, chất bột, nhiều loại chất khoáng, các vitamin và khoảng gần 30 loại axit hữu cơ.

Trong thân cây mía ngoài thành phần cơ bản là các loại đường chiếm khoảng 70%, còn có các chất đạm, chất béo, chất bột, nhiều loại chất khoáng, các vitamin và khoảng gần 30 loại axit hữu cơ.

Trà bạc hà

Vị the mát của lá bạc hà sẽ giúp hơi thở bạn thơm tho hơn, chữa chứng đau bụng bất thường khi mang bầu và là người bạn tốt trong việc chống lại chứng mất ngủ. Ngoài ra, trà bạc hà còn giúp bạn kiểm soát cơn nghén, đặc biệt là cơn nghén buổi sáng.

Trà bạc hà cũng rất hữu ích cho nhóm thai phụ bị ợ nóng, đầy hơi. Lá bạc hà tươi đem rửa sạch, thái nhỏ hoặc dùng tay vò qua, cho vào tách, đổ nước đun sôi vào hãm lấy nước uống.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý, nhiều người có thói quen thả thêm vào tách trà một vài lát chanh, cam, táo, dứa, lê hoặc những loại thảo dược như quế, bạc hà… để tăng thêm hương liệu và bổ dưỡng.

Vị the mát của lá bạc hà sẽ giúp hơi thở bạn thơm tho hơn, chữa chứng đau bụng bất thường khi mang bầu và là người bạn tốt trong việc chống lại chứng mất ngủ.

Vị the mát của lá bạc hà sẽ giúp hơi thở bạn thơm tho hơn, chữa chứng đau bụng bất thường khi mang bầu và là người bạn tốt trong việc chống lại chứng mất ngủ.

Tuy nhiên, không phải tất cả loại hoa quả, thảo mộc được sử dụng chung với trà đều an toàn với sức khỏe của bạn và em bé. Nhiều trường hợp, thành phần có trong trà và các loại phụ gia bạn cho thêm có thể kỵ nhau, tạo thành độc tố với cơ thể.

Cuối cùng, dù trà bạc hà có lợi cho bà bầu, bạn cũng không nên lạm dụng. Các loại trà đều chứa caffein nên sẽ gây hại cho bà mẹ và em bé nếu sử dụng nhiều.

Nước lọc

Trong 9 tháng bầu bí, bà bầu cần uống nhiều nước bởi nguy cơ cơ thể mất nước là không thể tránh khỏi đặc biệt với những mẹ thường xuyên bị ốm nghén.

Trong số các loại nước tốt dành cho phụ nữ mang thai thì không thể không kể đến nước lọc. Đây là nguồn nước không chứa bất kỳ hương liệu nhân tạo hoặc hóa chất độc hại nào nên hoàn toàn an toàn đối vợi mẹ và thai nhi.

Theo các chuyên gia, mẹ bầu nên uống đủ 8 ly nước mỗi ngày để giúp cơ thể luôn đủ nước để tránh trình trạng sinh non.

Theo các chuyên gia, mẹ bầu nên uống đủ 8 ly nước mỗi ngày để giúp cơ thể luôn đủ nước để tránh trình trạng sinh non.

Theo các chuyên gia, mẹ bầu nên uống đủ 8 ly nước mỗi ngày để giúp cơ thể luôn đủ nước để tránh trình trạng sinh non.

Nước chanh

Đây là loại đồ uồng dồi dào vitamin C, giúp cải thiện khả năng miễn dịch và tránh xa các bệnh viêm nhiễm trong thai kỳ. Vì thế trong những lúc cơ thể bà bầu mệt mỏi vì ốm nghén, hãy cắt một nửa quả chanh, pha với nước ấm, một chút muối hoặc đường và một chút lá bạc hà.

Đây sẽ là thức uống giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

Đây là loại đồ uồng dồi dào vitamin C, giúp cải thiện khả năng miễn dịch và tránh xa các bệnh viêm nhiễm trong thai kỳ.

Đây là loại đồ uồng dồi dào vitamin C, giúp cải thiện khả năng miễn dịch và tránh xa các bệnh viêm nhiễm trong thai kỳ.

Nước ép rau củ

Rau xanh, củ quả chiếm một vai trò quan trọng trong khẩu phần dinh dưỡng dành cho bà bầu. Việc bổ sung rau củ bằng nước ép vừa giúp mẹ bầu bổ sung chất xơ và vitamin cho cơ thể, vừa giúp đẩy lùi táo bón – một trong những nỗi lo lớn nhất của mẹ bầu.

Các tinh chất từ rau xanh, củ quả chiếm một vai trò quan trọng trong khẩu phần dinh dưỡng dành cho bà bầu.

Theo Duy Phan/Gia đình Việt Nam