6 lưu ý phòng bệnh hen phế quản khi giao mùa

Thời tiết thay đổi, nhiệt độ lên cao, xuống thấp đột ngột dễ gây bệnh hô hấp, đặc biệt là hen phế quản. Nếu dự phòng hen không tốt, có thể làm khởi phát các cơn hen ác tính, xử lý chậm trễ có thể gây nguy hiểm tính mạng.

Hen phế quản là bệnh viêm mạn tính đường hô hấp. 4 triệu chứng điển hình của bệnh là ho, khò khè, nặng và tức ngực, thở ngắn hơi.

6 lưu ý phòng bệnh hen phế quản khi giao mùa

6 lưu ý phòng bệnh hen phế quản khi giao mùa

Mặc dù kỹ thuật chẩn đoán và điều trị hen phế quản có nhiều tiến bộ, song nhiều người bệnh không chú ý dự phòng, đợi lên cơn hen cấp tính mới nhập viện cấp cứu. Bệnh có thể khiến trẻ phải nghỉ học, người lao động phải nghỉ làm.

Điều đáng lưu ý là hen phế quản luôn diễn biến từ nhẹ đến nặng và ngược lại. Người bệnh cần được chữa trị sớm và đúng cách. Tránh tự chữa bằng thuốc cắt cơn hen tức thời có giá rẻ, cắt cơn hiệu quả nhưng lạm dụng sẽ ảnh hưởng tới thần kinh, lâu ngày còn dẫn đến việc nhờn thuốc khó cứu chữa.

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân thường được điều trị theo phác đồ điều trị của Tổ chức Hen phế quản Toàn cầu (GINA) bằng thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng.

Thuốc dự phòng Tây y là các thuốc giãn phế quản, có tác dụng kéo dài, giúp giảm tình trạng viêm của đường thở. Thuốc điều trị dự phòng Đông y thường dựa theo bài thuốc cổ phương, tập chung điều trị nguyên nhân sinh bệnh, giúp cơn hen nhẹ dần, hạn chế tái phát.

Ngoài việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị, người bệnh có thể kiểm soát tốt bệnh hen với 6 lời khuyên dưới đây:

1. Tránh xa khói thuốc

Khói thuốc chứa nhiều hóa chất gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp. Những người bị hen có hiện tượng viêm mạn tính ở đường hô hấp, nếu hút thuốc lá chủ động hay thụ động (hít khói thuốc từ người khác) sẽ khiến tình trạng viêm nặng thêm lên, dẫn đến cơn hen cấp.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh các yếu tố gây kích ứng đường thở khác như mùi thơm, mùi hắc, phấn hoa, bụi, hóa chất, tiếp xúc nghề nghiệp.

2. Tránh thức ăn gây dị ứng

Người bệnh nên theo dõi và báo cáo lại cho bác sĩ điều trị những loại thực phẩm thường gây dị ứng (tôm, cua, nhộng tằm…), dễ lên cơn hen để tránh xa. 

3. Phòng nhiễm khuẩn đường hô hấp

Cảm lạnh, cúm, nhiễm virus hợp bào hô hấp, viêm phế quản, nhiễm khuẩn tai mũi họng, viêm xoang, viêm phổi... đều là tác nhân phổ biến gây khởi phát cơn hen.

Cảm lạnh, cúm, nhiễm virus hợp bào hô hấp, viêm phế quản, nhiễm khuẩn tai mũi họng, viêm xoang, viêm phổi... đều là tác nhân phổ biến gây khởi phát cơn hen.

Cảm lạnh, cúm, nhiễm virus hợp bào hô hấp, viêm phế quản, nhiễm khuẩn tai mũi họng, viêm xoang, viêm phổi... đều là tác nhân phổ biến gây khởi phát cơn hen.

Bạn nên giữ gìn sức khỏe để tránh mắc phải các bệnh đường hô hấp này, bằng cách rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc người nhiễm cúm, tập trung nơi đông người, điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Tiêm chủng phòng ngừa cúm hàng năm được khuyến cáo nhằm giảm các nguy cơ biến chứng của cúm.

4. Tập thể dục

Tập thể dục là cách hiệu quả rèn luyện, nâng cao sức khỏe. Trước khi tập thể dục, người bệnh cần làm ấm cơ thể, xịt thuốc giãn phế quản, tránh không khí lạnh và khô, áp dụng bài tập thể dục phù hợp với khả năng.

Trong lúc tập, bệnh nhân lưu ý thở đường mũi và hoàn thành bài tập từ từ, tránh tập quá lâu và gắng sức có thể gây khởi phát cơn hen.

5. Đối phó với ô nhiễm môi trường

Để đối phó với khói bụi ô nhiễm, bạn nên ở trong nhà và hạn chế ra ngoài trong những ngày thời tiết ẩm ướt khắc nghiệt.

Nếu bắt buộc ra ngoài, cần mang khẩu trang để tránh hít phải khói, bụi và các mùi khó chịu. Khi về nhà, rửa sạch mặt, chân tay và súc miệng. Dùng máy làm ẩm không khí để cho phòng không bị khô.

6. Giữ nhà cửa sạch sẽ

Nhà nên mở cửa sổ để thoát không khí nóng, ngột ngạt khi nấu nướng nặng mùi. Bạn cũng có thể sử dụng máy hút bụi, khăn ướt lau sạch sàn nhà hoặc các vật dụng.

Dọn dẹp đồ đạc trong nhà, tiêu diệt gián và côn trùng, nấm mốc trong nhà cũng giúp cơ thể tránh xã các tác nhân gây hen.

Theo Tường Vy / Gia đình Việt Nam