Quy định không tác dụng bỏ là đúng!

Theo quy định mới, từ ngày 10/1/2021, ô tô dưới 9 chỗ ngồi không còn phải lắp bình cứu hỏa mà chỉ cần tuân thủ điều kiện hoạt động đã được kiểm định, vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên xe bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy.

Với quy định mới thì dưới 9 chỗ ngồi chỉ cần tuân thủ điều kiện hoạt động đã được kiểm định, vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên xe bảo đảm an toàn PCCC.

Chính thức bỏ quy định đặt bình chữa cháy cho xe dưới 9 chỗ

Trước đó, năm 2014, Chính phủ đã ban hành nghị định 79, trong đó quy định các xe từ 4 chỗ ngồi trở lên phải trang bị bình cứu hỏa. Theo đó, xe từ 4-9 chỗ ngồi phải trang bị một bình bột chữa cháy loại dưới 4kg, hoặc bình bọt chữa cháy loại dưới 5 lít, hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít, hoặc bình khí CO2 chữa cháy loại dưới 4kg. Nếu xe không được trang bị, tài xế sẽ bị phạt 300.000 - 500.000 đồng.

Thời điểm mới ban hành, đã có nhiều ý kiến tranh luận xung quanh việc quy định có khả thi hay không.

Thực tế nhiều chủ ôtô cho biết phải mua bình chữa cháy lắp đối phó với cơ quan chức năng, nhưng cũng lo lắng về xuất xứ của bình chữa cháy. Đã có vụ việc bình chữa cháy để trong ôtô phát nổ.

Đến tháng 4-2020, khi lấy ý kiến để xây dựng dự thảo thông tư thay thế thông tư 57/2015, Bộ Công an cũng đã đề xuất bãi bỏ quy định xe 4-9 chỗ ngồi phải trang bị bình chữa cháy.

Kỹ sư ô tô Lê Văn Tạch "cách phòng cháy nổ tốt nhất là kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng xe đầy đủ"

Anh Cường (Cầu Giấy) cho rằng bỏ quy định phải có bình chữa cháy trong ô tô dưới 9 chỗ là hoàn toàn hợp lý, “bình cứu hỏa mini gần như không có tác dụng gì nếu xảy ra cháy nổ, để trên xe có khi còn gây rủi ro cháy nổ hơn. Các quốc gia khác người ta cũng chỉ bắt buộc cho xe to chứ xe nhỏ không có đâu. Ra một quy định mà không nghiên cứu kỹ đến đặc thù khí hậu Việt Nam nên 5 năm qua việc trang bị bình cứu hỏa cho xe ô tô dưới 9 chỗ chỉ có ý nghĩa giải cứu cho doanh nghiệp bán bình cứu hỏa chứ chưa thấy cứu hỏa được cho vụ cháy ô tô nào cả”.

Nhìn nhận về quy định này, kỹ sư Lê Văn Tạch – nguyên cán bộ kỹ thuật của Toyota Việt Nam đã chia sẻ, anh thấy quy định bỏ bình chữa cháy ở xe dưới 9 chỗ hoàn toàn hợp lý. “Bình chữa cháy đặt trong ô tô không có tác dụng. Tôi nghĩ là khi ô tô cháy thật thì bình con con chữa cháy thế nào được, chẳng có tác dụng chữa cháy nào cả. Để ô tô không phát nổ thì phải dùng phương pháp phòng chứ chống không hiệu quả. Mình phòng bằng cách thường xuyên bảo dưỡng định kỳ, hạn chế đấu nối điện bừa bãi để giảm thiểu nguy cơ chập điện hoặc rò rỉ nhiên liệu. Một bình con con làm sao mà chữa cháy nổi. Các bác cứ đưa ra quy định nhưng không tính toán không điều tra gì cả”.

Phòng chống cháy nổ cho ô tô

Các kỹ sư ô tô đánh giá, ô tô phát nổ điều đầu tiên nên xem lại mình sử dụng xe đã đúng cách hay chưa, nhất là vào mùa hè.

“Thường xuyên đỗ xe dưới trời nắng sẽ khiến các vật dụng trên xe có thể gây nên áp suất. Trong xe để đồ tăng áp suất như bình cứu hỏa lon nước ngọt có ga thì có thể tác nhân gây cháy nếu như để ở chỗ nhiệt độ cao, ánh nắng mặt trời soi vào. Ca-bin xe phơi ngoài trời nắng trở thành tác nhân “lý tưởng” để các vật dụng này tạo nên một đám cháy.

Cẩn thận với những vật dụng để trong xe trong thời tiết nóng bức.

Ngoài các vật dụng trên thì chất lượng xăng dầu cũng là nguy cơ gây cháy. Và cháy từ nguyên nhân này bắt đầu từ động cơ. Do vậy mà dập bằng bình chữa cháy không nổi, lúc đó thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt" - Kỹ sư Lê Văn Tạch.

Cũng theo kỹ sư Lê Văn Tạch, kể cả loại xe ô tô trên 9 chỗ cũng không cần thiết đặt bình chữa cháy làm gì. Bởi vì một cái xe to như vậy, bình chữa cháy bé cỏn con không làm gì được cả. Các nhà quản lý đặt ra quy định là để những người đi ô tô có ý thức phòng cháy nổ mà thôi.

Mà cách phòng cháy nổ tốt nhất là kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng xe đầy đủ. Không phải tự nhiên mà các nhà sản xuất phải đặt ra chu kỳ kiểm tra xe một cách chi tiết. Trên bất kỳ chiếc xe nào cũng tồn tại một vài bộ phận có vòng đời hoạt động được rất ngắn và buộc phải thay thế theo quy định.

Những chi tiết tiếp xúc trực tiếp với khí hậu hoặc vận hành ở khu vực có cường độ nhiệt cao như ống dẫn nhiên liệu, vỏ dây điện,… dễ bị lão hóa sớm, gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động cũng như tiềm ẩn nguy cơ cháy.

Theo An Bình/Doanhnhan.vn