Hành tây được gọi là "vua của các loại rau" vì dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh. Theo những nghiên cứu ghi chép thì hành tây có chứa: Kali, vitamin C, a-xít folic, kẽm, chất xơ... là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh như giảm cholesterone, chống viêm, hạ huyết áp...

Ngoài ra, hành tây còn chứa flavonoid, chủ yếu là quercetin - một chất chống oxy hóa cực mạnh có thể kháng lại các tế bào u bướu. 

Trong nghiên cứu chống ung thư của Ý và Thụy Sỹ, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy mối quan hệ giữa hành tây và một số loại ung thư như thực quản, miệng, buồng trứng, thận và ung thư vú.

Kết quả theo nghiên cứu, những người dùng hành tây hàng ngày có thể giảm nguy cơ ung thư trực tràng, thanh quản và ung thư buồng trứng. Thậm chí, với những người ăn cực nhiều hành tây cũng không xảy ra tác dụng phụ nào mà vẫn đánh bại được bệnh ung thư miệng.

Nghiên cứu cho thấy, trong các loại rau, hành tây và tỏi có chất flavonoid và phenol mang đặc tính chống viêm và bảo vệ chống lại bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư.

Tuy nhiên hành tây trắng lại có đặc tính này ít hơn hành tây đỏ. Hành tây đỏ có chứa ít nhất 25 loại anthocyanins khác nhau, và các flavonoid chiếm ưu thế trong nó là quercetin.

Quercetin là một chất làm chậm phát triển các khối u, ức chế sự phát triển và giết chết những tế bào ung thư ruột kết. Thậm chí, khi các tế bào bị hư hỏng phát triển dần lên mầm ung thư thì quercetin cũng góp phần ngăn chặn đường đi của nó.

Dùng hành tây để chữa ung thư nên ăn hai lần một ngày trong các bữa ăn, mỗi bữa một củ hành nhỏ. Có thể thêm vào salat hoặc váng sữa và dầu hướng dương để dễ tiêu hoá vitamin hơn.

Cũng cho thể ngâm hành tây trong rượu (1 phần hành, 20 phần rượu) uống mỗi ngày 3 lần một thìa nhỏ trước bữa ăn nửa giờ. Rượu ngâm hành còn có thể xoa bóp bên ngoài khối u.

Các vitamin A và C trong hành tây có thể làm ngừng sự phát triển của những khối u ác. Ngoài hành để chữa ung thư người ta còn dùng cà-rốt, củ cải và những loại rau giàu vitamin khác nữa.

Loại hành tây tốt nhất là loại đã mọc mầm dài 5-7cm, tích luỹ hầu hết các chất có ích từ củ và chính củ đã bắt đầu khô.

Tuy nhiên dùng hành tây cũng có những chống chỉ định đối với những người đang mắc các bệnh thận, gan và bệnh mạn tính về đường tiêu hoá, dạ dày.

Trong hành tây chứa các chất glycosid có ảnh hưởng tới hoạt động của tim, nên cũng chống chỉ định cả với những người bị bệnh tim mạch.

Khi dùng hành tây chế biến món ăn bạn cũng nên chú ý đến những cách sau để có thể giữ nguyên được hợp chất tốt có trong hành. Hành tây phát huy tối đa nhất khi bạn làm lạnh nó bằng cách đặt vào tủ lạnh khoảng 5 -10 phút.

Không nên cắt sát gốc hành bởi đây là phần có nồng độ cao nhất họp chất lưu huỳnh, các flavonoid chống được bệnh ung thư. Khi cắt hành, bạn cũng nên thái lát mỏng để tối đa hóa việc sản xuất các hợp chất lưu huỳnh.

Theo Thanh Vân/Reatimes