Các trẻ sơ sinh có dấu hiệu giữ nguyên tư thế ngồi, bò và đi trong một khoảng thời gian dài cho đến khi có sự can thiệp từ người khác.

Hoặc xuất hiện các dấu hiệu khiếm khuyết quan hệ xã hội ít rõ ràng như chậm nói hoặc phản ứng chậm với những tương tác khác. Tất cả là những sự khác biệt để bố mẹ kịp nhận ra các dấu hiệu bệnh tự kỷ ở con mình.

Các dấu hiệu bệnh tự kỷ

Trẻ mắc bệnh tự kỷ nếu được can thiệp kịp thời sẽ sớm có thể hòa nhập được với cộng đồng.

Trẻ mắc bệnh tự kỷ nếu được can thiệp kịp thời sẽ sớm có thể hòa nhập được với cộng đồng.

Trẻ mắc bệnh tự kỷ có khuynh hướng tránh tiếp xúc và ít biểu lộ sự chú ý đến giọng nói của người khác. Các bé không thay đổi tư thế hoặc không giơ tay khi sắp được bồng bế như bao đứa trẻ bình thường khác.

Biểu hiện cảm xúc thường thờ ơ và vẻ mặt không biểu cảm. Đó là những dấu hiệu bệnh tự kỷ có thể phát hiện từ khi bé còn là một đứa trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là tất cả vì còn rất nhiều những dấu hiệu ở các mức độ khác nhau cho mỗi một dạng rối loạn phổ tự kỷ.

Một trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ dạng nhẹ sẽ không có các triệu chứng chính xác giống như một đứa trẻ rối loạn phổ tự kỷ dạng nặng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng có thể khác nhau rất nhiều.

Dưới đây là những dấu hiệu bệnh tự kỷ phổ biến:

1. Sự khác biệt xã hội ở trẻ em bị bệnh tự kỷ:

Trẻ tự kỷ không hoặc rất ít khi giao tiếp bằng mắt

Trẻ tự kỷ không hoặc rất ít khi giao tiếp bằng mắt

- Không hoặc rất ít khi giao tiếp bằng mắt 

- Không cười hoặc không phản ứng với nụ cười của cha mẹ hoặc các biểu cảm gương mặt 

- Không nhìn vào đối tượng hoặc các sự việc mà người khác chỉ tay vào hoặc đang tìm kiếm 

- Không chỉ tay đến đối tượng hoặc sự kiện để gây sự chú ý

- Không có những biểu cảm trên gương mặt một cách thường xuyên

- Không thể cảm nhận người khác đang cảm thấy thế nào bằng cách nhìn vào biểu hiện trên khuôn mặt của họ

- Không tỏ ra đồng cảm với người khác

- Không thể kết bạn hoặc không quan tâm đến việc kết bạn

2. Sự khác biệt về giao tiếp ở trẻ bị bệnh tự kỷ

Trẻ tự kỷ không dùng lời nói để chỉ ra nhu cầu của mình hay chia sẻ mọi điều với người khác

Trẻ tự kỷ không dùng lời nói để chỉ ra nhu cầu của mình hay chia sẻ mọi điều với người khác

- Không dùng lời nói để chỉ ra nhu cầu của mình hay chia sẻ mọi điều với người khác

- Không nói những từ đơn khi đã 16 tháng tuổi

- Lặp lại chính xác những gì người khác nói mà không hiểu ý nghĩa (thường được gọi là parroting) 

- Không phản ứng khi người khác gọi tên hoặc với các âm thanh khác (như còi xe hoặc tiếng “meo meo” của con mèo)

- Lẫn lộn giữa các đại từ xưng hô như gọi mình "bạn" và gọi bạn là "tôi" 

- Có dấu hiệu không muốn giao tiếp

- Không bắt đầu hoặc không thể tiếp tục một cuộc trò chuyện

- Không sử dụng đồ chơi hoặc các đối tượng khác để mô phỏng cho người hay đồ vật trong cuộc sống thực sự khi chơi trò chơi đóng giả vai. 

- Có thể đặc biệt thuộc lòng rất tốt với những con số, chữ cái, bài hát, một đoạn nhạc trên truyền hình, hoặc một chủ đề cụ thể.

- Có thể mất ngôn ngữ hay mất các kỹ năng giao tiếp xã hội khác (thường trong độ tuổi từ 15 và 24 tháng)

3. Sự khác biệt về hành vi (lặp đi lặp lại và ám ảnh bởi hành vi) ở trẻ em bị bệnh tự kỷ: 

Trẻ tự kỷ bị ám ảnh bởi một hoặc vài hoạt động bất thường

Trẻ tự kỷ bị ám ảnh bởi một hoặc vài hoạt động bất thường

- Nhảy, quay, lắc lư, xoay tròn ngón tay, đi trên ngón chân trong một thời gian dài 

- Thích lặp lại các thói quen, trật tự hay các nghi thức và rất khó khăn để thay đổi

- Bị ám ảnh bởi một hoặc vài hoạt động bất thường

- Chơi với các bộ phận của đồ chơi thay vì toàn món đồ (ví dụ: quay bánh xe của một chiếc xe tải đồ chơi)

- Dường như không có cảm giác đau đớn

- Có thể rất nhạy cảm hoặc không nhạy cảm với tất cả các mùi, âm thanh, ánh sáng và kết cấu 

- Sử dụng tầm nhìn hoặc ánh mắt khác thường khi nhìn vào các đối tượng từ các góc độ khác thường

Làm thế nào để phân biệt một trẻ em bị bệnh tự kỷ với trẻ em phát triển bình thường khác

Trẻ tự kỷ thích chơi một bộ phận của đồ chơi thay vì chơi cả món đồ​

Trẻ tự kỷ thích chơi một bộ phận của đồ chơi thay vì chơi cả món đồ​

Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ chi tiết theo từng lứa tuổi. 

1. Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi

Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi

Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi

Ba mẹ cần lưu ý những dấu hiệu cảnh báo sau của bé nhé:

- Bé thường xuyên có cảm giác lạ, hay quấy khóc hay “lầm lì”, không linh hoạt, quấy phá chân tay như những trẻ khác.

- Khi ba mẹ đưa đồ chời trước mặt trẻ cũng “tự nhiên”, không quan tâm, không với lấy.

- Trẻ rất hiếm hoặc gần như không bao giờ bi bô hay miệng ọ ẹ gì.

- Trẻ ít giao tiếp, nhìn hay “cười nói” với ba mẹ.

- Khi ba mẹ hay ông bà đùa giỡn trẻ hiếm khi có phản ứng lại.

2. Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi

Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi

Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi

Qua giao tiếp, gần gũi với con hàng ngày, ba mẹ nên lưu tâm những dấu hiệu sau của trẻ:

- Trẻ có vẻ hờ hửng, xa lạ, không thích ba mẹ âu yếm.

- Khi ba mẹ ôm hay bế bé sẽ có cảm giác cơ thể trẻ mềm yếu hay đơ cứng, không linh hoạt.

- Khi người khác gọi tên trẻ có khuynh hướng làm ngơ, không phản ứng lại.

- Trẻ không biết vui đùa, tham gia các trò chơi đơn giản với bạn cùng lứa.

- Ở tuổi này nhưng trẻ vẫn chưa có thể nói những từ đơn giản như nhiều trẻ khác. Ngược lại, trẻ thường nói những từ vô nghĩa.

- Trẻ có dấu hiệu “lạ” là thích nhìn bàn tay của mình.

- Trẻ không có thói quen nhai và rất khó ăn khi ba mẹ cho trẻ dùng những thực phẩm cần nhai kể cả rau củ quả mềm.

- Trẻ hay đi nhón chân, không vững vàng.

3. Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ từ 2 - 3 tuổi

Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ từ 2 - 3 tuổi

Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ từ 2 - 3 tuổi

Ở độ tuổi này, các dấu hiệu bất thường của trẻ khá dễ nhận biết, ba mẹ cần quan tâm nhé!

- Trẻ gần như lúc nào cũng lủi thủi một mình, không thích chơi hay nói chuyện với trẻ khác.

- Ngay cả những câu đơn giản nhất chỉ gồm 2 từ trẻ cũng không hoặc hiếm nói được.

- Khi muốn ba mẹ hay ai đó làm gì cho mình, trẻ thường không nói mà chỉ kéo tay yêu cầu.

- Trẻ hay sử dụng đồ chơi “loạn xì ngầu”, bừa bãi, không dùng đúng mục đích, tích chất của từng món đồ chơi.

- Trẻ hay bị hoảng sợ, kích động vô cớ nhưng đôi lúc lại “liều lĩnh”, không biết sợ trước các tác động khác.

- Trẻ không nghe lời hoặc không hiểu những chỉ dẫn của ba mẹ, thường bỏ ngoài tai, ba mẹ nói một đường, trẻ làm một nẻo.

- Dù đồng ý hay không đồng ý trẻ cũng không biết thể hiện qua gật đầu hay lắc đầu.

- Ba mẹ rất khó nhìn thẳng vào mắt trẻ, trẻ luôn nhìn láo liêng, ba mẹ gọi cũng không chú ý.

- Trẻ có vẻ tăng động, thích ngọ ngoạy luôn tay luôn chân, chạy vòng vòng, xoay vòng vòng chứ ít khi ngồi im.

- Trẻ có thể biết nói nhưng sau đó bỗng ngưng nói không rõ nguyên nhân.

Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu trên, phụ huynh cần sớm đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và can thiệp sớm.

Món quà mà bố mẹ trao tặng cho trẻ là sự phát triển toàn diện để trẻ có được tương lai tươi sáng, hãy chia sẻ thông tin này đến với mọi người nếu bạn thấy hữu ích...

Theo Thúy Hà/ Gia đình Việt Nam