Hình minh họa.

Hình minh họa.

Theo Bộ Tài chính, hiện nay, giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam cơ bản đang thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới nói riêng và nhiều nước khác trong khu vực ASEAN.

Cụ thể, theo bảng xếp hạng của trang web Global Petrol Prices vào ngày 8/5/2017 thì giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam đang ở mức thấp (trong 170 nước thì Việt Nam đứng thứ 44 từ thấp đến cao, nghĩa là có 126 nước có giá bán lẻ xăng dầu cao hơn Việt Nam, trong đó Philippines đứng thứ 60, Campuchia đứng thứ 61, Thái Lan đứng thứ 82, Lào đứng thứ 93).

Với mức giá bán lẻ xăng Ron92 của Việt Nam (giá bán lẻ xăng Ron92 vùng 1 của Petrolimex) cập nhật đến ngày 8/5/2017 là 17.580 đồng/lít; thấp hơn Lào là 4.456 đồng/lít, Campuchia là 3.768 đồng/lít, Philippines là 3.613 đồng/lít.

Trên cơ sở tính toán trên các yếu tố: Việc thực hiện cắt giảm dần thuế nhập khẩu theo cam kết trong các hiệp định thương mại tự do (Hiện nay, Việt Nam đã và đang tham gia 11 Hiệp định thương mại tự do).

Theo đó, Dự thảo đề xuất điều chỉnh khung thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn như sau: mức thuế tối thiểu điều chỉnh tăng bằng mức thuế cụ thể đang áp dụng; mức thuế tối đa điều chỉnh tăng bằng 2 lần mức thuế tối đa trong khung thuế hiện hành (khung thuế áp dụng cho lộ trình dài).

Riêng đối với dầu hỏa, đề nghị giữ khung thuế BVMT như hiện hành vì dầu hỏa là mặt hàng thiết yếu phục vụ cho đa số người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Cụ thể:

STT

Hàng hóa

Đơn vị tính

Khung mức thuế

(đồng/1 đơn vị hàng hóa)

Hiện hành

Dự kiến điều chỉnh

I

Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm

     

1

Xăng

lít

1.000-4.000

3.000-8.000

2

Nhiên liệu bay

lít

1.000-3.000

3.000-6.000

3

Dầu diezel

lít

500-2.000

1.500-4.000

4

Dầu hỏa

lít

300-2.000

300-2.000

5

Dầu mazut

kg

300-2.000

900-4.000

6

Dầu nhờn

lít

300-2.000

900-4.000

7

Mỡ nhờn

kg

300-2.000

900-4.000

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây!

Theo Hoàng Giang (tổng hợp)/Reatimes