Bánh ống

diem danh cac loai banh ngot noi tieng o mien tay
Ảnh minh họa

Bánh ống được làm từ ống kim loại dựng đứng bằng cách đổ bột nếp đã được chế biến sao cho hơi ướt mà vẫn tơi xốp đầy ống. Chờ một ít phút sau, bánh chín, người bán rút que khỏi ống là đã có chiếc bánh ống nóng hổi và dậy mùi thơm phức.

Khi khách đến mua, người bán sẽ rạch một bên chiếc bánh và cho vào từng muỗng nhỏ cơm dừa nạo trắng muốt, thêm đường, mè rồi gói lại. Một miếng bánh nhỏ thôi nhưng chứa cả sự ngọt ngào, beo béo và vị mặn mà từ những muỗng muối mè thơm phưng phức… rất khó quên.

Chuối nếp nướng

diem danh cac loai banh ngot noi tieng o mien tay
Ảnh minh họa

Ngày nay, chuối nếp nướng dù là món ăn dễ kiếm ở mọi tỉnh thành nhưng nói đến chuối nếp nướng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến miền Tây - nơi sản sinh ra món ăn này. Những trái chuối bọc nếp được nướng nóng hổi, sau đó cắt miếng cắt nước dừa, thêm chút mè vừa có vị ngọt, vừa có vị bùi, béo. Ăn miếng quà như thế mới thấy vị ngon vấn vít nơi đầu lưỡi, khó quên làm sao. Đặc biệt vào những chiều mưa, món này càng ngon hơn gấp bội.

Miền Tây có nhiều loại chuối nếp nướng khác nhau. Có nơi dùng xôi nếp được hấp chín qua nước dừa để làm vỏ, nhưng ngon nhất là chuối bọc bột nếp trộn với nước cốt dừa, đem gói trong lá chuối rồi nướng.

Bánh da lợn

diem danh cac loai banh ngot noi tieng o mien tay
Ảnh minh họa

Bánh da lợn còn được gọi là bánh da heo, là một trong những món ăn đặc trưng của người dân miền Tây ở Việt Nam. Loại bánh này thường có màu chủ đạo là ngà vàng của đường, màu xanh của lá dứa.

Bánh da heo có nhiều lớp, xanh xen lẫn vàng. Cắn một miếng bánh dẻo thơm, hòa cùng vị bùi bùi của nhân đậu xanh, nước dừa béo ngậy, lá dứa thơm nhè nhẹ. Cầu kỳ hơn, có thể gỡ từng lớp bánh để ăn, nhấn nhá để cảm nhận cái dẻo, thơm của miếng bánh.

Bánh bò

diem danh cac loai banh ngot noi tieng o mien tay
Ảnh minh họa

Nhắc đến bánh miền Tây, không thể bỏ qua món bánh bò dân dã. Nguyên liệu để làm món này khá đơn giản, gồm bột gạo, đường, dừa và men. Bánh bò có vị ngọt vừa phải, mềm dai, thường ăn kèm với nước cốt dừa, muối mè.

Cùng là bánh bò nhưng ở mỗi vùng lại có cách chế biến riêng và được gắn với những tên gọi khác nhau như bánh bò thốt nốt, bánh bò bông xốp. Bánh bò sữa nướng là một trong những món ăn vặt được yêu thích nhất của các em nhỏ, học sinh tại miền Tây.

Bánh lá mít

diem danh cac loai banh ngot noi tieng o mien tay
Ảnh minh họa

Một loại bánh dân dã của người miền Tây. Xuất xứ từ ông bà xưa ờ làng quê trong những thời kỳ đất nước còn chiến tranh và thiếu thốn. Món bánh này có tên như thế vì sau khi nhào, nặn, người làm trét một lớp bột mỏng lên lá mít rồi đem đi hấp. Khi thưởng thức, người ta tách bánh ra khỏi lá mít, cho vào đĩa rồi chan ngập nước dừa, đậu phộng lên trên.

Người ăn dùng đũa hoặc dĩa lấy từng miếng bánh cùng nước cốt dừa cho vào miệng nhai từ từ. Vị béo, ngọt của nước cốt dừa, vị dai dai của bánh, mùi thơm thoang thoảng của lá mít kích thích mọi giác quan khiến mọi người ăn hết đĩa bánh vẫn còn thòm thèm.

Bánh tằm bì

diem danh cac loai banh ngot noi tieng o mien tay
Ảnh minh họa

Món bánh này là sự kết hợp thú vị giữa món mặn và món ngọt. Nói như vậy bởi thành phần của món này là sợi bánh làm từ bột gạo, thịt thái mỏng, sợi bì, ăn kèm với rau thơm, dưa leo, giá sống nhưng lại có thêm cốt dừa.

Sợi bánh mềm dai làm từ bột gạo, kết hợp với sợi bì giòn giòn, thịt lợn thái mỏng cùng nước cốt dừa làm thành món ăn ngon miệng và hấp dẫn. Nước cốt dừa tưởng chừng vô duyên nhưng kết hợp cùng các thành phần lại khiến món ăn thêm bùi, béo. Bánh tằm bì được xem là món ăn đặc sản của người dân Bạc Liêu, tuy được bán nhiều ở khắp các tỉnh miền Tây.

Bánh đúc lá dứa

diem danh cac loai banh ngot noi tieng o mien tay
Ảnh minh họa

Khác với bánh đúc miền Bắc, thường có màu trắng ngà của bột gạo, bánh đúc của miền Tây có màu xanh đặc trưng của lá dứa. Thêm nữa, nếu bánh đúc miền Bắc thường ăn kiểu mặn nghĩa là chấm tương hoặc làm bánh đúc thịt, thì bánh đúc miền Tây lại là món ngọt. Đi kèm với những lát bánh dẻo, thơm là cốt dừa, nước đường và vừng.

Những miếng bánh đúc lá dứa xanh như ngọc, khi ăn thơm ngát mùi lá dứa, điểm thêm cái bùi béo của đậu phộng, mè, cốt dừa, khi ăn trơn tuột như miếng thạch, vừa dẻo, vừa giòn khiến người ta nhớ mãi không quên.

Bánh chuối nướng

diem danh cac loai banh ngot noi tieng o mien tay
Ảnh minh họa

Bánh chuối nướng có thành phần khá đơn giản với vài ba lát bánh mì cũ, vài trái chuối sứ chín rục, ít sữa tươi, nước cốt dừa hoặc cả hai. Đây là loại bánh dễ làm, khó bị hỏng nhờ nguyên tắc cơ bản là trộn tất cả vào nhau và nướng. Nguyên liệu, cách làm đơn giản, song món bánh này vẫn đủ sức làm mê hoặc mọi người với vị tươi mới cùng sắc màu vàng đặc trưng của dòng bánh nướng.

Bánh chuối nướng làm người ta mê mẩn vì sự pha trộn hài hòa giữa bột và chuối đem lại một vị tươi mới khác thường, không kể màu vàng ruộm của chiếc bánh nướng chỉ nhìn đã thấy hấp dẫn. Nó chẳng khác gì một chiếc bánh ngọt kiểu Tây nhưng được làm từ bột gạo, không ngán như bột mì và có vị ngọt nhẹ nhàng của đường thốt nốt và chuối miền Tây.

Bánh gan

diem danh cac loai banh ngot noi tieng o mien tay
Ảnh minh họa

Sở dĩ bánh có tên là bánh gan vì sau khi được nướng xong, bổ bánh ra Quý khách sẽ thấy màu sắc và những lổ nhỏ li ti rất giống gan heo. Để làm bánh gan người ta phải dùng đường thẻ, loại đường không quá ngọt lại cho cảm giác thanh mát, lại không quá gắt. Bánh gan heo không dùng bột mà chỉ được làm từ trứng vịt, dừa khô, đường, hồi và dầu ăn. Khi ăn, bánh có vị thơm, béo và hơi tanh.

Trước hết, nấu tan đường thẻ khoảng 5 phút. Sau khi nước đường nguội, cho bột gạo vào quấy đều. Kế đến cho trứng vịt đã đánh tan vào rồi dùng rây lượt bột sau đó đổ ra khuôn và mang nướng chín. Sau đó để cho ra mùi vị đặc trưng của bánh gan, người ta không dùng trứng gà mà lại dùng trứng vịt vì khi cho vào tủ làm lạnh sẽ giữ được vị mát lạnh đặc trưng, nếu dùng trứng gà bánh sẽ nhanh bị mất mùi khi để lạnh, hơn hết dùng trứng gà thì bánh sẽ không có được độ săn mịn vốn có của bánh gan.

Bánh gan được ví như là bánh Pudding của Việt Nam, vì bánh khi ăn vào có mùi vị rất giống bánh Pudding được người Châu Âu làm vào đêm Giáng sinh nhưng lại có mùi vị trứng vịt không quá tanh, ngọt thanh của đường thẻ, đặc biệt là vị mát lạnh của bánh gan nướng.

Bánh khoai mì

Chỉ đơn giản với ba thành phần chính là khoai mì, bột, đường, bánh khoai mì vẫn chứng minh sức hút không tưởng của mình qua bao thế hệ. Đến nay, món bánh dân dã này cũng dần xuất hiện trong các nhà hàng, quán ăn sang trọng với vị trí không hề kém cạnh so với “anh em” bánh ngọt đến từ các nền ẩm thực nổi tiếng trên thế giới.

Nguồn: https://tbck.vn/diem-danh-cac-loai-banh-ngot-noi-tieng-o-mien-tay-44785.html

Theo tbck.vn