Giới nhà giàu Trung Quốc chi kỷ lục cho mua sắm hàng xa xỉ
Hình ảnh người dân đang xếp hàng bên ngoài các cửa hàng sang trọng tại Trung tâm thương mại IFC của Thượng Hải khi thành phố mở cửa trở lại sau đại dịch. Ảnh: SCMP

Người tiêu dùng Trung Quốc, trong đó có một bộ phận dân số đông đảo với sở thích thậm chí còn lớn hơn đối với hàng xa xỉ, và tầng lớp này cũng đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của thị trường xa xỉ toàn cầu, cả trong nước và quốc tế.

Theo một báo cáo mới của BoF, với sức mua ngày càng tăng và dường như giới này sẽ chỉ tiếp tục làm như vậy, điều đó khiến cho giới phân tích của BOF dự đoán, rằng người tiêu dùng Trung Quốc sẽ chi kỷ lục 131 tỷ USD cho hàng xa xỉ vào năm 2027, vượt qua các kỷ lục trước đại dịch.

Với tiêu đề “Hành trình năng động: Người mua sắm xa xỉ ở Trung Quốc trong và ngoài nước”, báo cáo của BOF trích dẫn những thay đổi trong mô hình mua sắm sau đại dịch của quốc gia Trung Quốc và ước tính rằng doanh số bán hàng xa xỉ trị giá 89 tỷ USD, chiếm hơn một nửa tổng chi tiêu trên toàn cầu và sẽ diễn ra tại thị trường Trung Quốc vào năm 2027.

Trong một báo cáo khác của Alliance Bernstein (AB) với chủ đề: “Hàng xa xỉ toàn cầu: Thông tin chi tiết về con đường ở Trung Quốc thời hậu Covid”, cho thấy tầng lớp nhân khẩu học trẻ Trung Quốc là đối tượng mua sắm hàng xa xỉ hàng đầu của quốc gia hơn tỷ dân này. Hãng phân tích AB, cho rằng bởi “chính sách một con” dẫn đến sự tích lũy của cải trong một nhóm nhỏ những người trẻ tuổi, và cho phép các cá nhân được thừa kế tài sản từ hai thế hệ. Đó chính là động lực khiến chi tiêu cho hàng xa xỉ trên nên thịnh hành ở đất nước này.

Du lịch nước ngoài

Người tiêu dùng Trung Quốc nổi tiếng với việc đi du lịch nước ngoài để mua sắm hàng xa xỉ, do sự chênh lệch giá cả đáng chú ý giữa thị trường xa xỉ ở trong nước và nước ngoài, do sự kiểm soát chặt chẽ của hải quan Trung Quốc, loại bỏ các thương hiệu xa xỉ với mức thuế cao.

Chẳng hạn, thậm chí trước khi tính đến khoản hoàn thuế VAT, người mua sắm Trung Quốc đã thấy giá các mặt hàng xa xỉ ở châu Âu rẻ hơn, cùng với những sở thích và lòng trung thành của họ đối với các thương hiệu nổi tiếng như Prada, Versace và Gucci.

Chi tiêu gần nhà hơn

Tuy nhiên, triển vọng mua sắm ở nước ngoài đã thay đổi khi Trung Quốc mở cửa trong bối cảnh các chính sách nghiêm ngặt về Zero Covid được nới lỏng, và xu hướng du lịch trong nước ngày càng tăng.

Để mua được hàng xa xỉ trong thời kỳ đại dịch, người dân Trung Quốc phải tìm cách gần nhà hơn và tận dụng các ngày nghỉ lễ để đi du lịch khắp đất nước và mua sắm trong nước.

Thực tế là 85% cá nhân giàu có Trung Quốc (HNWI) đã chi hơn 7.000 USD cho quần áo xa xỉ trong năm qua cho thấy sự sung túc và sẵn sàng chi tiêu của họ. Ngoài ra, 76% trong số họ đã chi hơn 1.200 USD chỉ riêng cho mỹ phẩm xa xỉ.

Gần như tất cả các giới giàu có và hơn hai phần ba người tiêu dùng nói chung của Trung Quốc được BoF khảo sát, cho biết họ có ý định thực hiện các chuyến đi mua sắm giải trí ở Trung Quốc, bao gồm Hải Nam, Hồng Kông và Ma Cao.

Đảo Hải Nam, thiên đường mua sắm miễn thuế, sẽ trở thành điểm nghỉ dưỡng ưa thích của người tiêu dùng địa phương trong những tháng tới khi việc mua sắm ở nước ngoài trở nên ít được ưu tiên hơn do cơ sở hạ tầng mua sắm trong nước đang phát triển và các thương hiệu cao cấp quốc tế đầu tư vào việc cải thiện dịch vụ tại Trung Quốc.

Nhà phân tích tại Euromonitor, ông Pete Wang, giải thích rằng Hải Nam không phải là điểm đến duy nhất nhận được sự yêu thích của người mua sắm địa phương, “mà các thành phố khác của Trung Quốc (cấp 2 và 3) dự kiến ​​sẽ xây dựng hoặc cải thiện các kênh miễn thuế của riêng họ”. Ông Wang nói: “Nhiều hình thức mua sắm miễn thuế như du ngoạn trên tàu hoặc tại sân bay có thể xuất hiện ở Trung Quốc trong những năm tới”.

Trong khi các sáng kiến ​​của chính phủ, bao gồm các kế hoạch thúc đẩy tiêu dùng trong nước và đổi mới công nghệ khi nền kinh tế Trung Quốc trở nên bình thường hơn, giúp người tiêu dùng Trung Quốc có ít lý do để ra nước ngoài mua sắm hàng xa xỉ. Với cơ sở người tiêu dùng phong phú hơn, số liệu thống kê tổng thể chỉ bổ sung thêm một thực tế là người ta dự kiến ​​sẽ chi nhiều hơn cho mua sắm xa xỉ tại địa phương, đặc biệt là giới trẻ giàu có và tầng lớp trung lưu giàu có hơn.

Đáng chú ý là trong 86% giao dịch mua hàng tại địa phương dự kiến ​​sẽ được thực hiện trực tiếp, điều này càng củng cố vị thế của bán lẻ truyền thống như một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy chi tiêu, lòng trung thành của khách hàng và tương tác với thương hiệu.

Xây dựng lòng trung thành thương hiệu

Đối với các nhà lãnh đạo toàn cầu về hàng xa xỉ, điều quan trọng là họ phải thiết lập sự hiện diện mạnh mẽ trên WeChat, Douyin và các nền tảng kỹ thuật số khác của Trung Quốc vì chúng được sử dụng để truyền cảm hứng, và quan trọng nhất là giành được lòng trung thành với thương hiệu bằng trải nghiệm đặc biệt tại cửa hàng cũng như hoạt động mua sắm được cá nhân hóa, cho dù đó là địa phương ở Trung Quốc hay nước ngoài.

Trong khảo sát của AB, cho thấy sản phẩm thời trang Prada hiện đang có vị trí vững chắc như thế nào nhờ hỗ trợ tiếp thị hiệu quả và tập trung vào “sự sang trọng tinh tế”. Ngược lại, Ferragamo đang vật lộn để định vị lại chính mình, trong khi Burberry đang hoạt động tốt khi gắn bó với họa tiết kẻ caro cổ điển và những chiếc áo khoác dáng dài.

Chia sẻ với BoF, bà Iris Chan, đối tác và người đứng đầu bộ phận phát triển khách hàng quốc tế tại Digital Luxury Group, cho biết các thương hiệu xa xỉ quốc tế đang chú ý đến thị trường Trung Quốc, bởi họ nhận được lợi tức đầu tư luôn tăng lên.

Theo bà Chan, “các thương hiệu phải chuẩn bị sẵn sàng cho những khách hàng có kỳ vọng cao hơn bao giờ hết. Do đó, các thương hiệu cần cân nhắc về việc nên có nhiều thành phần trong trải nghiệm mua sắm đối với khách hàng xa xỉ của Trung Quốc hơn là giá cả”.

 

Thái Đạt

Nguồn: https://thuongtruong.com.vn/news/gioi-nha-giau-trung-quoc-chi-ky-luc-cho-mua-sam-hang-xa-xi-106652.html