Mặc dù chưa được cấp phép nhưng spa Hanwool tại 88 Bùi Thị Xuân vẫn hoạt động rầm rộ, thậm chí còn có những quảng cáo quá sự thật như “Hanwool Beauty & Spa với đội ngũ bác sỹ chuyên khoa tu nghiệp nước ngoài Viện đại học Y Hà Nội trực tiếp thực hiện. Sử dụng 100% sản phẩm của Mỹ, Châu Âu có kiểm định FDA và giấy tờ hợp pháp lưu hành tại các bệnh viện cấp Trung ương”. 

Được biết, Sở Y tế Hà Nội khẳng định không hề có thông tin và hồ sơ của cơ sở kinh doanh này, nhưng cơ sở vẫn quảng cáo là sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, có bác sĩ thăm khám. Vậy những sản phẩm spa này vẫn sử dụng cho khách hàng có nguồn gốc từ đâu vẫn là 1 dấu hỏi lớn?

Sản phẩm tại Hanwool Beauty & spa liệu có đảm bảo nguồn gốc xuất xứ khi cơ sở này thậm chí còn chưa được cấp phép?

Sản phẩm tại Hanwool Beauty & spa liệu có đảm bảo nguồn gốc xuất xứ khi cơ sở này thậm chí còn chưa được cấp phép?

Theo thông tin PV nhận được, khi liên hệ làm việc với đại diện của Hanwool Beauty & Spa để tìm hiểu nguồn gốc sản phẩm thì đơn vị này không cung cấp tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. 

Trên tinh thần thượng tôn người tiêu dùng, cơ quan chức năng có liên quan cùng Sở Y tế Hà Nội cần nhanh chóng vào cuộc để làm sáng tỏ sự việc trên đồng thời dư luận cũng vẫn đang chờ cơ quan Công an thành phố Hà Nội công bố kết quả điều tra liên quan đến vụ việc bắt giữ 14.000 mỹ phẩm, TPCN không rõ nguồn gốc của bà Nguyễn Thu Trang, dù trước đó đã được Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội thống nhất là có dấu hiệu hình sự. 

Theo quy định tại Điều 29 - Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 về xử phạt vi phạm hành chính với các cơ sở hành nghề y dược tư nhân, việc thực hiện các dịch vụ y tế ngoài giấy phép sẽ bị phạt hành chính từ 50 - 70 triệu đồng.

Với các hành vi vi phạm quy định về khám, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác gây thiệt hại cho sức khỏe của người khác, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh… đều được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và sửa đổi năm 2009 và đều "có án" kèm theo.

Trước đó, Đội quản lý thị trường số 6 (Chi cục quản lý thị trường Hà Nội) đã bắt giữ số lượng hàng hóa có giá trị lớn bao gồm 14.000 sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc với tổng giá trị lên tới 11 tỷ đồng của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ TS Việt Nam do bà Nguyễn Thu Trang làm chủ tại địa chỉ lô 18, Khu hành chính mới phường Hà Cầu (quận Hà Đông, Hà Nội).

Tại thời điểm kiểm tra, các sản phẩm không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, tem, nhãn sản phẩm theo quy định. Một số sản phẩm mang thương hiệu và địa chỉ của Công ty TS Natural nhưng không có giấy tờ công bố chất lượng sản phẩm, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Sau vụ bắt giữ lô hàng 14.000 sản phẩm mỹ phẩm, TPCN không rõ nguồn gốc, công ty TNHH thương mại và dịch vụ TS Việt Nam do bà Nguyễn Thu Trang làm chủ và ông Nguyễn Đức Tân làm đại diện pháp lý đã làm thủ tục ngừng hoạt động có thời hạn vào ngày 4.1.2019.

Theo Trúc An(tổng hợp)/Đô thị mới