Nhưng không phải ai cũng biết làm thế nào để chọn và phân biệt hồng khô ngon và đúng chuẩn Hàn Quốc nhất.

Quà quý từ Hàn Quốc

Người Trung Quốc coi trái hồng là “thức ăn của thượng đế”. Người Nhật coi đây là loại quả mang ý nghĩa chiến thắng. Còn với người Hàn Quốc, hồng là món quà thần thánh của mùa thu.

Đến xứ sở kim chi mỗi dịp tháng 10, thấy trước hiên nhà, trên đường phố, trong ngõ nhỏ, nơi công sở, trong công viên, khu vui chơi, đến những ngôi đền, chùa trên núi, đâu đâu cũng chín rực trái hồng.

Ở Sokcho, hồng được trồng ở khắp mọi nơi trong thành phố. Vùng Cheongdo nổi tiếng với loại hồng bẹt và không hạt, lượng đường cao. Ở Yeongdong, người ta còn tổ chức cả một lễ hội hồng khô.

Trái hồng cheongdo chính hiệu tròn dẹt, vị hồng giòn và không hạt

Người Hàn Quốc thích ăn hồng, bởi thứ trái cây thơm ngọt này có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Màu vàng cam đến đỏ của trái hồng chứng tỏ nó có chứa nhiều beta-caroten, tốt cho thị lực và ngăn ngừa lão hóa, ngăn ngừa sự hình thành ung thư phổi.

Ngoài beta-caroten, trong quả hồng còn có khá nhiều vitamine C (giúp cơ thể chống đỡ với các loại virus), vitamine PP (chống đỡ sự mệt mỏi, trầm cảm, cũng như cải thiện sức khỏe làn da và tóc), magiê (cần thiết cho tim hoạt động tốt), sắt (giúp da hồng hào và duy trì thành phần đúng của máu), cali (củng cố thành mạch máu) và iốt.

Nhiều công dụng nên hồng sấy Hàn Quốc trở thành món quà quý biếu tặng mỗi dịp lễ tết

Quý nhất của quả hồng là đường thực vật rất bổ ích với người bị bệnh tim mạch. Chỉ cần 3-4 quả hồng mỗi ngày có thể giúp ổn định huyết áp mà không cần dùng thuốc.

Hồng còn được sử dụng khi bị các bệnh về dạ dày, đặc biệt khi bị rối loạn đường ruột. Người ta còn sử dụng hồng đắp vào vết thương và vết bỏng để lên sẹo nhanh, vì hồng có tác dụng diệt khuẩn tốt.

Khả năng chế ngự cơn đói rất tốt của hồng giúp nó trở thành thứ thức ăn nên có của người thừa cân.

Chính vì nhiều công dụng chẳng kém nhân sâm mà người Hàn coi đây như thứ quà quý. Họ thích ăn tươi, và đem sấy khô hồng để biếu tặng bạn bè, người thân mỗi dịp Trung Thu và tết cổ truyền với ý nghĩa cầu mong sức khỏe đến với người nhận quà.

Làm sao để mua đúng quà xịn?

Thứ quả “thần thánh” này không chỉ có ở Hàn Quốc, mà mọc khắp Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam. Hương vị hồng ngay ở Hàn Quốc cũng mỗi vùng mỗi khác, nơi ngọt đậm, hơi chát, nơi lại ngọt thanh, vị thơm thoang thoảng quý phái…

Mà nơi nào cũng có hồng khô. Bởi thế nên ma trận hồng khô thật và giả đang khiến thị trường không biết đâu là hồng Hàn Quốc, chẳng phân biệt nổi hồng Trung Quốc hay Đà Lạt nữa.

Theo chủ xưởng sản xuất hồng khô I seung Cheon (Maejeon-myeon, quận Cheongdo, tỉnh Gyeongbuk, Hàn Quốc) thì hồng khô Hàn Quốc hiện có ba loại chính: Hồng cắt sấy; Hồng sấy khô vừa phải (còn gọi là hồng một nắng) và Hồng sấy khô kiệt.

Mỗi loại hồng sấy đều có hương vị đặc trưng khác nhau, song ngon nhất, dễ ăn và cũng bị làm giả, làm kém chất lượng nhiều nhất vẫn là loại hồng một nắng.

 

Loại hồng một nắng được sản xuất ở vùng cheongdo đóng thành phẩm
mỗi trái một hộp và đựng trong khay 10 trái

 

Xét về “thương hiệu” hồng khô, ngon nhất vẫn là loại hồng tròn dẹt trồng ở vùng Cheongdo, có hương vị tương tự như hồng giòn và không có hạt. Trái hồng cheongdo có thể được dùng sản xuất mứt hồng miếng và hồng một nắng (bangeonsi).

Hồng một nắng cheongdo ăn có độ giòn ngoài vỏ nhưng ruột thì mềm và thơm đặc trưng như hồng còn tươi chính vụ với vị ngọt vừa phải dễ chịu.

Để đông lạnh, ăn một trái hồng tựa như ăn ly kem, mà khi để tan đá ra thì sẽ cảm nhận vỏ giòn, trong mềm như bánh mochi của Nhật. Sau này, người Trung Quốc cũng mang giống hồng Cheongdo về nhân trồng, hương vị không khác là bao nhưng để có được hồng cheongdo sấy ngon và chuẩn nhất thì chỉ người vùng Cheongdo làm được.

Sở dĩ hồng khô cheongdo ngon hơn hẳn các vùng khác còn nhờ công nghệ sản xuất cầu kỳ của người dân vùng này. Họ sử dụng giá đựng hồng và chỉ thổi nhiệt ở mức độ vừa phải để trái hồng khô một cách tự nhiên.

Cách làm này lâu hơn, kỳ công hơn, nhưng bù lại, nó giữ nguyên độ giòn của vỏ hồng và độ mềm cũng như hương thơm đặc trưng của hồng dẹt cheongdo.

Phân biệt hồng cheongdo (hộp bên trái) và hồng có xuất xứ từ các vùng khác (hộp bên phải)

Để giảm giá thành, nhiều nơi sử dụng nhiệt thật cao thổi vào hồng, trái hồng tuy nhìn không khác biệt về cảm quan, nhưng khi ăn, hương vị đặc trưng phần nào mất đi, ban đầu ăn thì ngọt sắc, nhưng vị đọng lại sau khi ăn thì chát.

Chưa kể, lớp vỏ hồng do sấy ở nhiệt độ cao, vỏ thì chín mà ruột thì chưa tới, nên có trái vỏ và ruột dễ tách rời. Theo các chuyên gia, chỉ các nghệ nhân sấy hồng vùng cheongdo mới đủ kiên nhẫn và kỹ thuật để có thể cho ra những trái hồng thanh ngọt đặc trưng và xử lý một cách rất tài tình để vị chát không còn đọng lại.

Cách phân biệt hồng cheongdo thật và giả bằng mắt thường cũng tương đối dễ nhận biết. Hồng cheongdo xin được đóng gói khá sang trọng, mỗi trái đựng trong một hộp nhựa riêng rồi mới đóng hộp 10 trái .

Còn các loại hồng khác thường để trái hồng trong một khay nhựa như khay để trứng. Về cảm quan, trái hồng được sấy cầu kỳ có màu sậm hơn, vỏ dai, không nứt vỡ, khó bóc ra khỏi ruột.

Ngược lại, hồng sấy vội để lấy năng suất thì màu nhạt, thi thoảng có trái vỏ nứt vỡ, dễ bóc rời khỏi ruột. Và tất nhiên, giá hồng cheongdo xịn cũng nhỉnh hơn đôi chút so với các hiệu hồng khô khác.

Tết đến Xuân về, ai cũng mong chọn được một món quà độc đáo để thể hiện tấm chân tình với người mình yêu quý, kính trọng.

Hồng khô Hàn Quốc vùng cheongdo chắc chắn là món quà mà ít người có được. Là bởi tặng thức quà sang trọng và đầy ý nghĩa này, người tặng thấy hãnh diện mà người được tặng thì vui mừng, bởi cả ý nghĩa lẫn hình thức của món quà đều đặc biệt.

Mách bạn:

Để mua hồng khô cheongdo chính hiệu, bạn có thể ghé qua các cửa hàng xách tay trên phố Nguyễn Sơn, Gia Lâm, Hà Nội.

Nhiều shop online khác cũng bán loại hồng này như: bacongai shop. Hoặc bạn có thể ghé Nhà G khu 7,2 ha Vĩnh phúc, phố Vĩnh phúc, Ba Đình, Hà Nội - một địa chỉ hồng sấy Hàn Quốc uy tín đã nhiều năm.

Theo Yến Nhi/Gia đình Việt Nam