Theo các chuyên viên tâm lý, đây là vấn đề thường thấy trong giao tiếp giữa cha mẹ và con trẻ đến tuổi dậy thì. Để hạn chế những mâu thuẫn này, các bậc cha mẹ nên nắm rõ được nguyên nhân dẫn đến cách cư xử của con.

Cha mẹ thường khó chấp nhận việc con đã lớn và luôn muốn áp đặt chúng.

Cha mẹ thường khó chấp nhận việc con đã lớn và luôn muốn áp đặt chúng.

Phân tích cho thấy, việc trẻ thường hãy cãi lời cha mẹ và người lớn xuất phát từ những thay đổi tâm sinh lý của trẻ. Đến độ tuổi nào đó, trẻ thường muốn độc lập, thành người lớn, được tôn trọng và đối xử công bằng. Nếu cha mẹ không hiểu được điều đó, vẫn quản lý trẻ và coi chúng như những đứa bé mới 3 tuổi thì chúng sẽ bắt đầu cãi lại.

Để cha mẹ cư xử với con cái giai đoạn “nổi loạn” một cách đúng mực, phụ huynh cần lưu ý những điểm sau:

1. Chấp nhận việc trẻ đang lớn dần

Các bậc cha mẹ cần hiểu rằng, đây chính là dấu hiệu cho thấy đứa con của mình đang lớn và phát triển một cách hoàn toàn bình thường. Những dấu hiệu con bắt đầu phản bác lại ý kiến của cha mẹ không hoàn toàn là dấu hiệu của việc con bạn hư hỏng.

Đôi lúc, bạn nên sáng suốt và nhận ra con đang lớn và có chính kiến của riêng mình và không nên có những sự giận dữ không cần thiết. Đối với nhiều bậc cha mẹ, họ thực sự chưa chấp nhận được điều đó và cho rằng con đã hư hỏng.  

Hiểu được như thế, cha mẹ hãy lắng nghe và nhìn nhận nhu cầu của trẻ. Từ đó khuyến khích con nói ra những điều mong muốn và rồi phân tích cho trẻ cái đúng, cái sai, cái được phép và cái không được phép. Điều quan trọng mà cha mẹ cần nhớ là luôn thực hiện mọi thứ trên tinh thần tôn trọng, bình đẳng và yêu thương.

2. Tránh các cuộc tranh cãi dài dòng không cần thiết

Làm cha mẹ, hay cố gắng tránh những cuộc tranh cãi và đối đầu với trẻ. Rất nhiều bậc cha mẹ luôn cảm thấy bất lực trong việc giáo dục con. Khi không ép được con theo nguyên tắc của mình thì quay lại đe doạ và đánh chửi con, để cuối cùng dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa cha mẹ và con cái.

Cha mẹ nên cố gắng tránh các cuộc tranh cãi không cần thiết với trẻ.

Cha mẹ nên cố gắng tránh các cuộc tranh cãi không cần thiết với trẻ.

Cha mẹ cần tuyệt đối tranh việc sa vào các cuộc tranh cãi, giải thích dài dòng với trẻ. Hãy nói với trẻ thật ngắn gọn, rõ ràng bạn muốn con làm gì, khi nào và nếu con không làm thì sẽ như thế nào rồi bỏ đi ngay chỗ khác, không đôi co.

3. Có những cuộc nói chuyện thẳng thắn với trẻ

Đây vừa là một nguyên tắc vừa là kỹ năng quan trọng trong việc ứng xử với trẻ dậy thì. Khi con còn nhỏ, cha mẹ dễ dàng áp đặt nguyên tắc hoặc ý muốn nhưng nếu tiếp tục áp dụng như thế sẽ không thành công khi trẻ lớn lên và dễ tạo ra xung đột.

Vì thế tốt nhất khi đề ra nguyên tắc hoặc muốn con làm việc gì thì cha mẹ nên đưa ra bàn thảo cùng trẻ hoặc các thành viên trong gia đình xem ý kiến của trẻ, sau đó đi đến thống nhất và cứ như thế thực hiện.

4. Nhẹ nhàng trong khi giao tiếp với trẻ

Cha mẹ cần cố gắng giữ bình tĩnh khi con cãi lời hoặc không làm theo ý mình. Bạn hãy nhẹ nhàng tâm sự với trẻ bằng tất cả tình thương của mình, phân tích cho trẻ cái đúng cái sai, và lý do tại sao bạn lại yêu cầu chúng làm vậy.

Giao tiếp nhẹ nhàng với trẻ là cách để trẻ cảm nhận được tình cảm của bạn.

Giao tiếp nhẹ nhàng với trẻ là cách để trẻ cảm nhận được tình cảm của bạn.

Cha mẹ cần tự nhủ rằng, bạn luôn phải đối xử với con bằng tìm cảm bao dung của người làm cha mẹ. Giao tiếp nhẹ nhàng với trẻ là cách để trẻ cảm nhận được tình cảm của bạn. Trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu hơn khi bạn nói nhẹ nhàng, thay vì những câu quát tháo hay mệnh lệnh./.

Theo Hồng Hạnh / Gia đình Việt Nam