Chuột rút là gì? nguyên nhân gây chuột rút

1. Khái niệm:

Chuột rút là hiện tượng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở bắp thịt, làm cho sự ử động khó khăn.

2. Nguyên nhân “Chuột rút”:

Có hai nguyên nhân chính gây “Chuột rút” hay “Vọp bẻ” là thiếu oxy cho cơ bắp hoặc cơ thể thiếu nước và muối ăn. Các rối loạn điện giải có thể gây ra chuột rút, đặc biệt là hạ canxi máu (thiếu canxi) hoặc hạ kali máu (thiếu kali) khi ra mồ hôi quá nhiều mà không được bù đắp.

Ngoài ra khi có “tháng”, chị em rất dễ bị chuột rút ở mức độ nhất định tại vùng bụng gây đau lan tỏa ra thắt lưng và đùi. Một số phụ nữ mang thai cũng hay bị chuột rút, nhiều khi vào ban đêm.

3. Hậu quả:

Chuột rút rất nguy hiểm khi bơi lội. Cơn đau do chuột rút có thể làm giảm khả năng bơi lội. Nghiêm trọng hơn là bị chết đuối.

Nếu chẳng may điều này xảy ra trong khi bạn đang đằm mình trong làn nước biển trong xanh thì cần phải thật bình tĩnh xử trí như sau:

Cách chống chuột rút khi bơi lội

1. Trước khi xuống nước:

Trước khi xuống nước thì các bạn phải lưu ý uống đủ nước khi thời tiết đang nắng nóng. Tốt hơn là nên pha thêm chút muốn cho vào nước theo tỷ lệ 1 cà phê muối : 1 lít nước.

Dành ra 30 phút để tập các động tác khởi động cơ thể và các khớp cơ.

Các bài tập có thể là bài tập thể dục buổi sáng; chạy cự ly ngắn; khởi động theo thứ tự : khớp cổ, lưng, hông, gối, cổ chân, ngón ngân, khớp vai, cổ tay, ngón tay.

2. Khi xuống nước:

Khi xuống dưới nước bạn cần chú ý  điều chỉnh các động tác bơi sao cho cơ thể được hoạt động kết hợp hài hòa nhất, có thể thích nghi với môi trường dưới nước.

Đến một thời gian nhất định khi cơ thể đã bị tiêu hao quá nhiều năng lượng thì điều cần làm là bù đắp nguồn năng lượng này.

Vì vậy khi bạn cảm thấy mỏi cơ thì hãy giảm tốc độ, bơi vào gần bờ hoặc gần khu vực có cứu hộ sau đó thả lỏng cơ thể trong vài phút trước khi lên bờ.

Nếu cảm thấy rét thì phải lên bờ ngay, tìm một nơi kín gió hoặc có lwrar để sưởi ấm cơ thể, uống một chút nước trà nóng để cơ thể ấm lên.

3. Cách trị chuột rút

Các nguy cơ hạ thân nhiệt, nhiễm lạnh, hạ đường huyết dẫn đến “chuột rút” thường xảy ra với những bạn ở trong nước lâu, hay xuống nước lúc trời mới sáng hay nhá nhem tối, hay bỏ bữa trước đó.

Tuy nhiên cũng không nên xuống nước khi bụng căng đầy, vì hệ tuần hoàn buộc phải cáng đáng cả công việc của dạ dày nên không cung ứng đủ oxy cho các bắp cơ và giữ ấm cơ thể.

Muốn phòng ngừa “chuột rút”, tất cả các giai đoạn của buổi đi bơi (khởi động, xuống nước, lên bờ) đều phải được thực hiện một cách khoa học.

Việc đầu tiên khi bị chuột rút đó là phải báo cho những người xung quanh biết tình trạng của bạn.

Nếu cơ bụng bị chứng chuột rút (rất nguy hiểm), phải bình tĩnh thả lỏng toàn thân trong tư thế dang rộng tay chân, từ từ hít sâu và dùng tay bấm các huyệt xung quanh, xoa nhẹ nhàng lên vùng chứng chuột rút rồi nhờ người xung quanh đưa lên bờ

Khi bị chứng chuột rút ở các vùng cơ khác cần tìm cách lên bờ hay ít ra cố lết đến vùng nước nông, sau đó tự mình hay nhờ bạn bè giúp chữa chuột rút bằng các cách sau:

Chuột rút ở bắp chân (thường gặp nhất) hãy gắng nhỏm dậy duỗi thẳng chân, đứng bằng gót và ngón giúp cơ bắp vế giãn ra.

Có thể gọi người giúp bằng cách nằm xuống giữ chân thẳng tối đa và nhờ ai đó đẩy mạnh các ngón bàn chân ngược về hướng đầu gối.

Chuột rút ở đùi, nên ngồi xuống, người giúp kéo chân nạn nhân ra thật thẳng, đồng thời nâng gót chân lên cùng lúc dùng tay kia ấn mạnh đầu gối xuống.

Nên nhớ, khi không có khả năng bơi vào bờ, bạn càng hoảng loạn quẫy đạp lung tung thì càng mau chìm. Do vậy nếu sóng không lớn lắm, hãy bình tĩnh thả ngửa cơ thể trên mặt nước chờ người đến cứu.

Khi giơ tay cầu cứu chỉ nên giơ một tay còn một tay kia để đập nước để giữ cho cơ thể nổi trên mặt nước.

Khi đã bị chứng chuột rút, không nên xuống nước lần nữa, hãy nghỉ ngơi và đi bơi vào ngày hôm sau.

Xem thêm: Bơi - những điều cần chú ý khi đi bơi

Theo Thúy Hà / Gia Đình Việt Nam