1. Bắt đầu viết nhật ký cuộc sống về hoài bão

Khám phá những gì bạn đam mê đòi hỏi nhiều sự tự nhận thức bản thân và khả năng tự xem xét nội tâm. Đối với nhiều người, quá trình này bắt đầu bằng việc rà soát lại cuộc sống hiện tại và quá khứ.

Dùng nhật ký để lập danh sách, vạch ra suy nghĩ bằng cách viết tự do, lên kế hoạch cho tương lai và ghi chép những việc đã hoàn thành theo thời gian. Sắp xếp suy nghĩ sẽ rất có ích cho việc định hướng hành động tương lai để thành công.

lam sao de song voi dam me p1 kham pha dam me
Ảnh minh họa

Giữ nhật ký bên mình và ghi chép bất cứ thời điểm nào bạn thấy hạnh phúc và mãn nguyện. Ghi chú việc bạn đang làm, ai ở cùng bạn, và thời điểm khiến bạn hạnh phúc. Có các ghi chú hàng ngày có thể giúp làm sáng tỏ những gì quan trọng nhất với bạn nếu bạn còn mơ hồ về đam mê của mình.

2. Xác định đam mê

Nếu không biết đam mê của mình là gì, có thể bạn đang tự hỏi bản thân những câu hỏi sai hướng. Thay vì hỏi tại sao bạn không tìm được niềm đam mê, hãy tập trung vào những gì bạn có thể làm ở hiện tại và trong tương lai để tìm ra nó.

Thậm chí nếu ngay bây giờ bạn biết mình đam mê gì, chúng sẽ thay đổi tùy theo kinh nghiệm và phát triển cá nhân. Trả lời nhiều câu hỏi có thể hướng bạn tới niềm đam mê mới mà bạn đã không cân nhắc nó trước đây.

Tách biệt những gì bạn làm với những gì bạn quan tâm. Sở thích và đam mê không nhất thiết phải giống nhau, và việc biến sở thích thành một công việc có lẽ không phải là điều khiến bạn hài lòng. Bạn có thể tận hưởng sở thích như sự giải lao sau một ngày bề bộn. Tuy nhiên, nếu bạn không có cảm hứng để thức đêm suy nghĩ về nó, thì sở thích đó không thực sự là niềm đam mê trong đời của bạn.

3. Tiến hành tự đánh giá đúng

Nghĩ về con người hiện tại của bạn và con người mà bạn muốn trở thành trong tương lai. Những người sống có hoài bão có một ước muốn mãnh liệt để tìm được những gì làm cho họ toàn diện và theo đuổi con người thật của họ không bị hạn chế. Trả lời những câu hỏi sau để bắt đầu:

Bạn có thể làm việc gì trong nhiều giờ và không nhận ra thời gian đã trôi qua?

Bạn thích làm gì khi còn bé?

Thành tích nào khiến bạn cảm thấy tự hào nhất?

Một điều mà bạn không thể tượng tượng khi sống mà không có nó?

Liệt kê một số kỹ năng và điểm mạnh cá nhân. Nhờ bạn bè và gia đình xác định một số kỹ năng/điểm mạnh của bạn. Có thể họ nghĩ ra một vài điều mà bạn đã không xem xét.

4. Xác định giá trị cốt lõi của bạn

Điều quan trọng nhất mà bạn đã làm được vào cuối ngày là gì? Đảm bảo danh sách các đam mê phù hợp với giá trị cốt lõi của bạn. Nếu không, bạn sẽ cần suy nghĩ lại những gì thực sự khiến bạn đam mê.

5. Vạch kế hoạch cho tương lai lý tưởng

Cứ cho là bạn không có giới hạn và phớt lờ mọi nỗi sợ xuất hiện trong đầu về việc hoàn thành mục tiêu.

Bắt đầu hỏi bản thân bạn đã tưởng tượng cuộc sống trưởng thành của mình ra sao khi còn là một đứa trẻ. Lúc đó, bạn có ước mơ gì cho tương lai? Liệu chúng có phản ánh vị trí hiện tại của bạn, hoặc mục tiêu mà bạn muốn đạt được?

Hãy cụ thể để bạn có thể mường tượng về tương lai. Tin rằng bạn có thể đạt được mục tiêu là khía cạnh quan trọng nhất của thành công. Henry Ford đã từng nói, “Dù bạn nghĩ là bạn có thể hoặc không thể làm gì đó, bạn vẫn có thể tin là mình đúng”.

6. Tạo lời tuyên bố sứ mệnh và kế hoạch hành động

Dành thời gian để đảm bảo rằng tuyên bố của bạn phản ánh những gì bạn thực sự tin và muốn cho bản thân. Đặt mục tiêu mà bạn có thể đạt được một ngày gần đây. Một khi bạn tiến hành, bạn sẽ biết liệu chúng đã phản ánh niềm đam mê thực sự của bạn hay không.

Nhân Mã

Theo tbck.vn