Với việc theo dõi hay tấn công và ăn cắp được các thông tin cá nhân của bạn từ chiếc điện thoại truy cập wifi có thể tạo điều kiện cho kẻ xấu có được thông tin tài khoản ngân hàng hay có những dữ liệu quan trọng.

Bởi vậy, khi truy cập wifi miễn phí ở bất kỳ đâu, bạn cũng cần chú ý đến các phương pháp an toàn.

Một trong những cách đơn giản nhất là cài đặt phần mềm VPN (mạng riêng ảo) như SuftEasy, Tor Browser… để ẩn địa chỉ IP và thông tin liên lạc.

Ngoài ra, bạn có thể dùng những cách sau: 

Tránh thực hiện các giao dịch ngân hàng trực tuyến, bởi malware và keylogger có thể ghi lại tên tài khoản và mật khẩu của bạn.

Sử dụng tài khoản Guest (khách) trên máy tính hoặc smartphone khi kết nối với mạng công cộng. Người dùng có thể kích hoạt chế độ này dễ dàng thông qua tùy chọn User Accounts trong Control Panel, hoặc trong phần Settings trên điện thoại.

Nếu đang sử dụng Windows, bạn hãy kích hoạt tính năng BitLocker trên ổ đĩa. Việc này sẽ giúp mã hóa toàn bộ dữ liệu và giúp cho các tập tin luôn được an toàn.

Hãy chắc chắn rằng máy tính và smartphone đã được cài đặt các tiện ích bảo mật để chống virus, đơn cử như ESET, Avast, Kaspersky, Avira…

Luôn kiểm tra cập nhật hệ thống, đối với Windows 10, bạn hãy nhấn vào menu Start > Settings > Update & Security > Windows Update > Check for updates. Tương tự như vậy, nếu đang sử dụng Android, bạn chỉ cần vào Settings > About > System Updates.

Nếu phải nhập mật khẩu trước khi kết nối mạng, bạn được an toàn. Hãy nhìn vào thông tin bảo mật khi kết nối. Nếu nó là mạng bảo mật, bạn không phải lo lắng gì cả.

Nếu đăng nhập vào một mạng hoàn toàn mở mà không cần đến mật khẩu và sau đó, trình duyệt web hiện ra một trang yêu cầu điền thêm thông tin để truy cập Internet, bạn đang dùng một mạng Wi-Fi không an toàn.

Chẳng hạn, trong Windows 8.1, bạn sẽ được cảnh báo về các mạng như thế này bằng biểu tượng bên cột sóng Wi-Fi và dòng chữ: “Người khác có thể xem thông tin bạn gửi qua mạng này”.

Theo Duy Minh (Tổng hợp)/Gia đình Việt Nam