Thế nào là hàng "Made in Vietnam"?

Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty luật SB Law, “Made in Vietnam, Made in China hay Made in Korea đều là các chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, và đều được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật hiện hành.

Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ cũng quy định chi tiết Cách xác định nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.

Theo đó, khái niệm cơ bản trong xuất xứ hàng hóa được giải thích “là quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó”.

Như vậy, một hàng hóa được gắn mác “Made in Vietnam” thì không nhất thiết các nguyên liệu làm nên hàng hóa đó phải có 100% xuất xứ từ Việt Nam.

Có thể hiểu đơn giản: Xuất xứ hàng hóa được xác định theo nguyên tắc phân chia thành xuất xứ thuần túy và xuất xứ không thuần túy.

Cần phải hiểu xuất xứ thuần túy và xuất xứ không thuần túy là như thế nào?

Thứ nhất, đối với một sản phẩm có xuất xứ thuần túy thì việc xác định chỉ dẫn về xuất xứ rất đơn giản.

Ví dụ, nếu như sản phẩm vải thiều Lục Ngạn, vải Thanh Hà được xuất khẩu ra nước ngoài thì đó chính là những sản phẩm “Made in Vietnam”.

Tuy nhiên, để có thể khẳng định điều này một cách hợp pháp thì cần có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Thứ hai, đối với sản phẩm có xuất xứ không thuần túy, theo quy định của pháp luật Việt Nam là sản phẩm có tỉ lệ phần trăm giá trị nguyên liệu không có xuất xứ từ Việt Nam 30% tổng giá trị của hàng hóa được sản xuất ra.

 Một hàng hóa được gắn mác “Made in Vietnam” thì không nhất thiết các nguyên liệu làm nên hàng hóa đó phải có 100% xuất xứ từ Việt Nam

Thực tế, các doanh nghiệp ví dụ như may mặc chẳng hạn, mặc dù hiện nay có khoảng 50% nguyên liệu vải sợi được nhập từ Trung Quốc nhưng sản phẩm được hoàn thiện tại Việt Nam nên hoàn toàn vẫn đáp ứng tiêu chí “Made in Vietnam”.

Nhãn xuất xứ “Made in Vietnam” là để chỉ ra rằng sản phẩm được sản xuất ở Việt Nam.

Ở khía cạnh khác, một sản phẩm “Made in Vietnam” do người Việt nghiên cứu phát triển ra, hay nói cách khác là mang xuất xứ thuần túy tại Việt Nam (như vải thiều Lục Ngạn, Thanh Hà) thì chắc chắn sản phẩm đó là đại diện của Việt Nam.

Trong chương trình nhận diện hàng Việt tổ chức ngày 23/9 vừa qua, Bộ Công thương cũng đã có những giải thích cụ thể về khái niệm hàng "Made in Vietnam".

Ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước cho biết: Hàng Việt Nam ​hoặc hàng hóa thương hiệu Việt đã có định nghĩa chính thức tại Tài liệu tuyên truyền Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì biên soạn và phát hành vào tháng 11/2012.

Theo đó, hàng Việt Nam là sản phẩm hàng h​óa được sản xuất, lắp ráp và các dịch vụ được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, tuân thủ pháp luật của Nhà nước Việt Nam, không phải hàng h​óa, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài.

Trong khi đó, hàng hóa thương hiệu Việt là hàng hóa do các doanh nghiệp, nhà sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam sở hữu và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam.

Trước khái niệm trên, khi ​phân tích về hàng hóa của Samsung sản xuất tại Việt Nam, đại diện Bộ Công Thương cho biết, tất cả các sản phẩm của các doanh nghiệp FDI sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam cũng đều được coi là hàng Việt Nam.

 

Phân biệt hàng hóa qua mã vạch

Một cách đơn giản để phân biệt hàng thật, hàng giả thông qua mã vạch (Barcode). Bằng cách này, người tiêu dùng có thể nhận biết được đâu là sản phẩm "Made in Vietnam".

Barcode là gì?

Barcode là một dạng mã vạch bao gồm các chữ số mang thông tin về sản phẩm như: Nước sản xuất, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra...

Mỗi 1 sản phẩm chỉ mang 1 barcode duy nhất mà không bao giờ thay đổi. Bởi vậy, khi mua bán hàng hóa, để nhận định nguồn gốc hay chất lượng, bạn có thể xem mã số mã vạch.

Mã vạch là những vạch kẻ với cự ly, độ dày được mã hóa chính xách tới từng micromet cho nên dãy số có thể làm giả, nhưng cột mã vạch 100% không thể làm già, vì nếu làm giả, máy ko thể scan được.

Cách kiểm tra xuất xứ hàng hóa bằng mã số vạch (hay còn gọi là Barcode) sẽ giúp mọi người xác định hàng mua là có nguồn gốc từ đâu.

Dưới đây là danh sách ký mã hiệu mã vạch một số quốc gia sản xuất sản phẩm mà Việt Nam hay dùng, đã đăng ký vào hệ thống GS1 quốc tế (GS1 Country):

000 - 019 GS1 Mỹ (United States) USA
020 - 029 Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use)
030 - 039 GS1 Mỹ (United States)
040 - 049 Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use)
050 - 059 Coupons
060 - 139 GS1 Mỹ (United States)
200 - 299 029 Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use)
300 - 379 GS1 Pháp (France)
400 - 440 GS1 Đức (Germany)
450 - 459 & 490 - 499 GS1 Nhật Bản (Japan)
690 - 695 GS1 Trung Quốc (China)
760 - 769 GS1 Thụy Sĩ (Switzerland)
880 GS1 Hàn Quốc (South Korea)
885 GS1 Thailand
893 GS1 Việt Nam
930 - 939 GS1 Úc (Australia)


Dựa vào cách kiêm tra mã vạch này, mọi người có thể biết được sản phẩm mình mua là hàng nhập ngoại chính hãng hay là hàng giả.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp mã vạch và mã code cũng có thể làm giả, nên người dùng có thể so sánh số lô, hoặc hạn sử dụng, vì hàng nước ngoài nhà sản xuất hay in bằng kim, nó là dạng chữ, số in bằng kim châm, các bạn dùng tay sờ sẽ thấy gờ nhám nhám, hoặc họ in nổi, công nghệ in nổi rất tốn kém nên hàng giả ko thể đầu tư được.

Vân Hà (Tổng hợp)/Theo Ngày nay Online