Lợi dụng tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng trong nước, nhiều hãng bếp Việt tung ra các chiêu trò quảng cáo, giới thiệu, mập mờ xuất xứ thương hiệu, xuất xứ sản phẩm hòng đánh lừa người tiêu dùng khiến họ lạc vào “ma trận” xuất xứ thực sự của các thương hiệu bếp. Người tiêu dùng lạc vào “ma trận” xuất xứ thực sự của các thương hiệu bếp. Người tiêu dùng lạc vào “ma trận” xuất xứ thực sự của các thương hiệu bếp.

 

Hiện nay trên thị trường đồ gia dụng, nhất là sản phẩm gia dụng nhà bếp, xuất hiện nhiều thương hiệu lớn nhỏ, với xuất xứ đa dạng. Tuy nhiên, khi tìm mua các sản phẩm này, người tiêu dùng lại lạc vào “ma trận” xuất xứ thực sự của từng thương hiệu.

Đáng kể là chuyện nhiều thương hiệu Việt với những cái tên “rất tây” lợi dụng tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng trong nước, tung ra các chiêu trò quảng cáo, giới thiệu, mập mờ xuất xứ thương hiệu, xuất xứ sản phẩm hòng đánh lừa người tiêu dùng theo kiểu “treo đầu dê, bán thịt chó”.

Nhất là các sản phẩm bếp từ, điện từ thương hiệu Việt, nhưng khi phân phối, quảng cáo lại hô hào là thương hiệu, xuất xứ nước ngoài.

91% bếp từ, điện từ nhập khẩu từ Trung Quốc

Trong khi đó, đáng bàn là số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan năm 2018 cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam khai báo đã nhập hơn 2,1 triệu bếp từ, điện từ (không bao gồm linh kiện, phụ tùng) với tổng giá trị hơn 65 triệu USD.

Trong đó, các sản phẩm đến từ Châu Âu lại có tỷ lệ nhập khẩu rất ít. Cụ thể: Nhập từ Tây Ban Nha 44 nghìn sản phẩm, chiếm 2%; nhập từ Đức 15 nghìn sản phẩm, chiếm 0,7%; các thị trường khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan cũng chỉ từ 0,2 – 1%...

Đáng chú ý, 91,5% số bếp từ, điện từ này có nguồn gốc từ Trung Quốc (tức gần 2 triệu bếp từ, điện từ).

Như vậy, thực tế thị trường bếp từ, điện từ hiện nay trên thị trường có nguồn gốc xuất xứ như thế nào?

“Treo đầu dê, bán thịt chó”

Bằng cách kiểm tra đơn giản cùng công cụ tìm kiếm Google, khi tìm tên, mã sản phẩm, với phần đa các thương hiệu bếp từ, điện từ, xuất hiện hoàn toàn trang web tiếng Việt quảng cáo và không hề có mã hàng hoá bán trên những Website nước ngoài.

Phóng viên đã tìm hiểu một số ít thương hiệu bếp từ như: Canzy, Giovani, Chef’s, Eurosun, Feuer, Fandi … đang góp mặt trên thị trường đồ gia dụng nhà bếp tại Việt Nam, và thực tế đây thực chất là các thương hiệu Việt Nam. Tuy nhiên, khi xuất hiện trên thị trường lại được giới thiệu là thương hiệu nước ngoài, nhất là thương hiệu đến từ Châu âu.

Khảo  sát tại một cửa hàng bếp trên đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội, khi hỏi về sản phẩm bếp từ của hãng Chef’s, phóng viên được nhiên viên tại cửa hàng khẳng định chắc nịch Chef’s là thương hiệu của Đức và liên tục cho biết, sản phẩm này được nhập khẩu nguyên chiếc mang thương hiệu của Đức.

Cũng với thương hiệu này, tại một cửa hàng khác tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Trên Website của mình cửa hàng đưa ra những lời giới thiệu: “Về nguồn gốc xuất xứ: Chefs là thương hiệu bếp từ đến từ Đức. Để giảm giá thành và làm đa dạng sản phẩm, Chefs có nhiều cơ sở lắp đặt trên thế giới. Ví dụ dòng bếp từ Chefs Eh Dih888, Eh Dih890...là dòng nhập khẩu nguyên chiếc từ Đức, lại có bếp từ Chefs Eh Dih 866, Eh DIh32A nhập khẩu Tây Ban Nha, bếp Eh Dih333 hay 321 lại là dòng Việt Nam lắp ráp...các sản phẩm này đều được lắp ráp với linh kiện đạt chuẩn châu Âu”.

Nhưng thực tế thì sao?, Theo tìm hiểu của phóng viên, tại Đức hay thị trường châu Âu, không hề tồn tại thương hiệu bếp từ nào mang tên Chef’s. Tiếp đó, trả lời trên báo chí, ông chủ của thương hiệu này là Công ty Cổ phần thiết bị gia dụng Châu Âu, từng khẳng định Bếp từ Chef’s là thương hiệu Việt Nam do công ty này là chủ sở hữu.

Các website bán hàng thường quảng cáo các thương hiệu Việt Nam thành các thương hiệu đến từ Châu Âu. Các website bán hàng thường quảng cáo các thương hiệu Việt Nam thành các thương hiệu đến từ Châu Âu.

 

Tiếp tục với thương hiệu bếp từ Giovani, trong vai một khách hàng, phóng viên có mặt tại cửa hàng thiết bị bếp từ tại Đống Đa, Hà Nội. Tại đây, khi giới thiệu về bếp từ thương hiệu Giovani, một nhân viên giới thiệu đây là sản phẩm có thương hiệu Ý, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại nhất hiện nay. “ Hàng này, hiện đang bán chạy nhất trên thị trường, được nhập khẩu nguyên chiếc từ Ý, đảm bảo hàng chuẩn 100% từ linh kiện ”.

Để khách hàng yên tâm về xuất xứ bếp từ, nhân viên tại đây trình ra một tờ giấy có tiếng nước ngoài và cho biết đây là giấy CO ( chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ), thế nhưng trong tờ giấy lại không hề có mẫu Model mà phóng viên đang hỏi mua.

Trong khi đó, trên website bephailinh.vn với bếp từ Giovani G-272T, được giới thiệu thuộc thương hiệu thiết bị nhà bếp nổi tiếng của Italia và được tiến hành lắp ráp tại nhà máy của hãng đặt tại Malaysia, theo tiêu chuẩn của hãng Giovani và nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam.

Cũng bếp từ thương hiệu Giovani, khi tìm hiểu về sản phẩm G-232T có giá 10tr 600 nghìn đồng, tại website bepvuson.com.vn được quảng cáo rằng đây là bếp thương hiệu cao cấp của Ý, thế nhưng thông tin phía dưới của sản phẩm, xuất xứ lại được ghi là Made in China.

Theo tìm hiểu của phóng viên, sản phẩm gia dụng nhà bếp Giovani là thương hiệu của Việt Nam, được lắp ráp tại nhiều nước trên thế giới như Đức, Ý, Malaysia, Trung Quốc, thực sự thương hiệu Giovani không phải là thương hiệu của Ý. Thương hiệu Giovani thuộc sở hữu của một công ty  Việt Nam là Công ty TNHH Thương mại Đại Dương.

Để làm rõ hơn sự mập mờ nguồn gốc thương hiệu bếp từ, bếp điện từ trên thị trường, phóng viên tiếp tục khảo sát thương hiệu bếp từ Eurosun.

Tại một số cửa hàng trên đường Hồ Tùng Mậu (Cầu giấy, Hà Nội), Trần Phú (Hà Đông) khi tìm mua các sản phẩm bếp từ thương hiệu Eurosun. Không khác các thương hiệu như Canzy, Giovani… nhân viên cửa hàng vẫn tự tin giới thiệu Eurosun là thương hiệu Châu Âu.

Trong khi đó, trao đổi với ông Trần Ngọc Ngũ, đại diện Công ty Cổ phần Erosun Việt Nam, ông này cho biết, Eurosun là thương hiệu Việt Nam của Công ty.

Ông này cho biết thêm, về bếp từ cao cấp công ty nhập khẩu nguyên chiếc 100%  từ Đức, bếp từ thấp cấp hơn được nhập khẩu từ Malaysia.

Eurosun là thương hiệu Việt Nam của Công ty Cổ phần Erosun Việt Nam. Eurosun là thương hiệu Việt Nam của Công ty Cổ phần Erosun Việt Nam.

 

Khi được hỏi về việc các nhà phân phối giới thiệu Eurosun là thương hiệu Đức, ông Ngũ cho biết, đơn vị không kiểm soát được việc quảng cáo này. Đồng thời ông này cho biết thêm, về chất lượng, Công ty tự kiểm soát về chất lượng, không hề có đơn vị chức năng nào kiểm tra chất lượng.

Ông này cũng không quên khẳng định các sản phẩm có CO (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) đầy đủ. Tuy nhiên, trong quá trình trao đổi về CO của các sản phẩm nhập khẩu từ Đức của Công ty cổ phần Erosun Việt Nam, phóng viên lại nhận được một số thông tin chia sẻ khá bất ngờ: “Trước kia khi làm việc với Hải quan bọn mình không được ưu đãi, đáng lẽ ra được ưu đãi thì bên mình làm CO, không ưu đãi thì bọn mình chỉ làm một lần CO thôi. Mấy lần đầu mình làm, bây giờ thì không có vì không được ưu đãi”.

Như vậy, việc Công ty cổ phần Erosun Việt Nam chỉ làm CO một vài lần đầu và sau đó những lần tiếp theo đã không làm thục tục này, vậy xuất xứ của những sản phẩm sau này do công ty nhập khẩu đã đủ minh bạch?

Trả lời báo chí, ông Trần Hùng - nguyên Phó chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389) - Phó Cục trưởng Quản lý thị trường, Tổ trưởng tổ chuyên trách 334 (Bộ Công Thương) cho biết: “Có rất nhiều doanh nghiệp đặt tên thương hiệu của mình bằng những cái tên nước ngoài. Thậm chí còn quảng cáo rằng sản phẩm của mình có xuất xứ từ nước ngoài nhưng thực tế không phải như vậy. Điều đó gây ra nhiều nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Đó là hành vi gian lận thương mại, có thể quy vào việc buôn lậu hàng giả, hàng nhái. Nhiều thương hiệu có tên nước ngoài, sản phẩm còn có nhãn mác, bao bì toàn bằng tiếng nước ngoài nhưng phía dưới lại đề made in Viet Nam rất nhỏ, cũng khiến người tiêu dùng hiểu nhầm nếu không để ý kỹ”. 

Nguồn: https://congluan.vn/loan-thi-truong-bep-viet-nam-treo-dau-de-ban-thit-cho-post64633.html

Theo Báo Công Luận Online