Người tiêu dùng càng phải nắm rõ thông tin để tránh các cạm bẫy khiến cho “tiền mất tật mang”. Ảnh minh họa.

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương) vừa phát đi cảnh báo về hiện tượng người tiêu dùng "bất đắc dĩ" nhận được đơn hàng từ các trang mua sắm trực tuyến, thương mại điện tử dù họ không đặt hàng từ các website này. 

Chiêu thức của các đối tượng thường là gửi bưu kiện đến địa chỉ nhà riêng người tiêu dùng với đầy đủ thông tin cá nhân: họ tên, số điện thoại, địa chỉ nhà riêng... Thông thường, các đơn hàng này có giá trị nhỏ nên người nhà khi nhận hàng hộ đã trả tiền cho bên vận chuyển mà không kiểm tra sản phẩm.
 
Ngoài ra, sản phẩm nhận được không đúng như mô tả tại vận đơn giao hàng. Chẳng hạn, bên ngoài bưu phẩm ghi là phụ kiện thời trang, nhưng khi mở ra là một chiếc kẹp giấy, tuýp kem đánh răng hoặc vật dụng có giá trị nhỏ khác, và có người đã phải trả 80.000 đồng phí vận chuyển.
 
Chiêu thức của các đối tượng thường là gửi bưu kiện đến địa chỉ nhà riêng người tiêu dùng với đầy đủ thông tin cá nhân: họ tên, số điện thoại, địa chỉ nhà riêng... 

Thông thường, các đơn hàng này có giá trị nhỏ nên người nhà khi nhận hàng hộ đã trả tiền cho bên vận chuyển mà không kiểm tra sản phẩm.

Cục Thương mại điện tử & kinh tế số cho biết "đây là hình thức lừa đảo mới" nên cần có thông tin cụ thể để xem xét kỹ về vụ việc. Cơ quan này cũng yêu cầu các trang thương mại điện tử, đơn vị giao hàng rà soát lại quy trình giao và xác nhận đơn hàng. 

Cơ quan này cũng khuyến cáo người tiêu dùng khi nhận hàng cần thận trọng, xác nhận kỹ về việc có đặt hàng tại webiste thương mại điện tử hay không. Cùng đó,  người mua hàng cũng cần kiểm tra kỹ sản phẩm trước khi thanh toán để đảm bảo sản phẩm đúng như mô tả tại vận đơn giao hàng.

Trong trường hợp người thân nhận giúp sản phẩm thì cần thận trọng, xác nhận kỹ với người nhà về việc có đặt hàng tại website thương mại điện tử đó hay không. Đồng thời, kiểm tra kỹ sản phẩm trước khi thanh toán để đảm bảo đúng như mô tả tại vận đơn giao hàng.
 
Trước đây, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng cũng đã lên tiếng về việc nhiều khách hàng bức xúc các trang thương mại điện tử giao không đúng sản phẩm quảng cáo trên website, ứng dụng tự hủy đơn hàng, giao hàng cũ hay quảng cáo giảm giá nhưng vẫn phải mua với giá gốc.

Theo congluan.vn