Giếng trời xuất hiện ở châu Âu từ thời kỳ phục hưng, cụ thể là ở các nhà thờ lớn, bảo tàng cổ và đã được cách tân qua nhiều thời kỳ cho phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng.

Đa phần giếng trời đóng vai trò trang trí cho căn nhà thêm nên thơ, tuy nhiên nó còn có những chức năng khác như phong thủy, điều hòa không khí, hiệu chỉnh ánh sáng gắn liền với thiên nhiên làm không khí trở nên trong lành.

Theo phong thủy học, giếng trời ngoài vai trò cung cấp ánh sáng và không khí trong lành cho ngôi nhà thì vị trí của giếng trời còn ảnh hưởng tới sức khỏe và tài lộc của thành viên trong gia đình. 

Bởi vậy, khi bố trí, thiết kế giếng trời, gia chủ cần chú ý, khéo léo vận dụng ngũ hành để mang lại sự hài hòa, cân bằng cho ngôi nhà.

Giếng trời mang lại cho ngôi nhà ánh sáng tự nhiên và nguồn không khí trong lành

Mục đích của việc bố trí giếng trời là nạp vào nhiều ánh sáng hay giúp không khí lưu thông tốt.

Phong thủy gọi trường hợp này là cân bằng âm dương, đặt giếng trời ở khoảng giữa nhà chính giúp kích hoạt luồng khí, đồng thời tăng cường tính hoạt động của Trung Cung Dương Cơ.

Nhưng nếu nhà không quá dài, không bị tối, diện tích nhỏ, không có các phòng bị kẹp giữa thì không cần thiết phải bố trí giếng trời ở giữa. Đối với trường hợp này nên thông thiên ở phía sau và tạo thông gió cho nóc buồng thang, kết hợp với sân phơi, sàn nước là đủ.

Theo các nhà thiết kế thì cách tốt nhất là kết hợp hành lang với giếng trời làm khoảng đặt cây xanh hoặc chỗ nghỉ ngơi thư giãn vốn rất hiếm hoi trong điều kiện nhà ống hiện đại.

Nếu cần tiết kiệm diện tích, giếng trời có thể đặt bên cạnh cầu thang hay kết hợp với ô trống giữa.

Giếng trời được chọn làm giải pháp thiết kế cho những ngôi nhà phố chật hẹp

Cách làm này so với bố trí giếng trời trực tiếp không thông thoáng bằng.

Tuy nhiên, khi trên nóc thang có cửa trời dạng chéo (Hỏa sinh Thổ) thì khả năng luân chuyển dòng khí trong nhà vẫn rất. Gia chủ có thể trang trí vách cầu thang này làm một trục nhấn toàn nhà.

Thiết kế giếng trời cần xem xét thực tế nhà ở phương hướng, nắng gió như thế nào để đặt mái che giếng trời thích hợp nhằm tiết ánh sáng và chống nắng gắt, mưa tạt vào trong nhà.

Trường hợp giếng trời để trống hoàn toàn tựa như một sân trời thì việc thu nước mưa, tạo non bộ, sân vườn, xử lý nền, tường bên hông nhà... cần làm kỹ để tránh bị thấm dột và đạt được hiệu quả sử dụng.

Theo Tuấn Việt (Tổng hợp)/GIa đình Việt Nam