1. Người giàu nhất mọi thời đại

Mansa Musa (1280 – 1337) là người giàu nhất mọi thời đại

Mansa Musa (1280 – 1337) là vị hoàng đế thứ 10 của Đế quốc Mali giàu có. Ông đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ từ sản xuất vàng và muối. Ước tính giá trị tài sản ròng đã được điều chỉnh theo lạm phát của Mansa Musa I là hơn 410 tỷ USD. một con số khổng lồ vượt xa tổng tài sản của 3 tỷ phú Bill Gates, Warren Buffett và Amancio Ortega cộng lại.

Sử sách cho thấy, khi Musa qua đời vào khoảng thập niên 1330, ông để lại một vương quốc với vô số cung điện và đền thờ, trong đó nhiều công trình còn tồn tại đến ngày nay. Tuy nhiên, hoàng đế này đi vào lịch sử bởi một chuyến hành hương quá đỗi xa hoa tới thánh địa Mecca vào năm 1324. Theo những tài liệu liên quan, thì mức độ xa hoa chuyến hành hương này "gần như khiến mặt trời của châu Phi phải hổ thẹn".

Sự giàu có của hoàng đế Musa xuất phát từ nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào của đất nước mà ông cai trị. Đất nước nằm ở vùng Tây Phi này khi đó chiếm hơn một nửa nguồn cung muối và vàng của thế giới.

Dù hơn 700 năm đã trôi qua, nhưng so về mức độ giàu có và tầm ảnh hưởng thì chưa một ai có thể sánh ngang hàng với Mansa Musa.

2. Người đàn ông cao nhất mọi thời đại

Robert Pershing Wadlow là người cao nhất trong lịch sử

Robert Pershing Wadlow (sinh 22/2/1918 – mất 15/7/1940), theo Sách kỷ lục Guinness thì ông là người cao nhất trong lịch sử, có bằng chứng y khoa không thể chối cãi. Ông còn được biết đến với cái tên "Khổng lồ Alton" vì quê nhà của ông ở Alton, Illinois.

Việc Robert Pershing Wadlow là người đàn ông cao nhất lịch sử nhân loại là điều chắc chắn, bởi ông sở hữu chiều cao lên đến 2,72m (tương đương 8 foot 11 inch) và nặng tới 200kg, bỏ xa người giữ đang giữ kỷ lục hiện nay là Sultan Kosen, người Thổ Nhĩ Kỳ. cao 2,46m.

Robert Wallow sinh ngày 22/2/1918 tại Alton, bang Illinois, Hoa Kỳ, cũng chính vì thế mà ông có biệt danh "Người khổng lồ Alton". Khi sinh ra, ông cũng chỉ nhỉnh hơn những đứa trẻ 1 chút với 3,77kg. Nhưng do có những vấn đề ở tuyến yên nên sau đó Wallow lớn nhanh như thổi.

Năm 19 tuổi, Robert Wallow chính thức trở thành người đàn ông cao nhất thế giới thời bấy giờ với sự công nhận của kỷ lục Guiness. Khi đó, ông cao tới 2,61m, không những thế, bàn tay Wallow dài hơn 30cm, sải tay thì có kích thước lên đến 287cm, một con số không tưởng trong lịch sử.

Cũng chính vì sở hữu chiều cao quá ấn tượng như vậy, nên Wallow luôn là tâm điểm của công chúng cũng như giới truyền thông lúc bấy giờ. Mà đã là tâm điểm thì luôn có những ánh mắt soi mói, có nhiều người đến với Alton chỉ để thấy Robert Wallow nhưng không phải với hướng tích cực mà là những câu nói độc mồm, đay nghiến.

Khi được hỏi về cảm nghĩ về chuyện này trong 1 buổi phỏng vấn, liệu có khó chịu hay không, chàng khổng lồ xứ Alton chỉ trả lời vỏn vẹn rằng: "Không, tôi không quan tâm đến điều đó".

3. Người nặng nhất thế giới

Jon Brower Minnoch – người đàn ông nặng cân nhất thế giới

Jon Brower Minnoch (1941 – 1983) đến từ Bainbridge, Washington. Ông có chiều cao 1m85 và cân nặng vào khoảng 635 kg tính đến thời điểm năm 1979. Phải mất 13 người mới có thế kéo được Minnoch ra khỏi chiếc giường. Ngoài căn bệnh béo phì, ông còn mắc thêm bệnh phù nề.

Đây là nguyên nhân khiến cân nặng của ông tăng thêm ít nhất 408 kg. Minnoch là một cựu tài xế lái xe taxi với cân nặng bất thường: đạt 181kg năm 1963, 317 kg năm 1966 và 442kg trong năm 1976.

Ông đạt cân nặng lớn nhất vào năm 1978 với 635 kg. Ông đã qua đời vào ngày ngày 10 tháng 9 năm 1983 với trọng lượng 362 kg. Minnoch là cha của hai đứa con và là chồng của Jeannette, người phụ nữ nặng 50 kg.

4. Người nhẹ nhất thế giới

Lucía Zárate người nhẹ nhất thế giới

Lucía Zárate người San Carlos, nay là thị trấn Ursulo Galvan, Veracruz, Mexico. Cô sở hữu chiều cao 54,6 cm và cân nặng 2,1 kg, được ghi danh vào sách kỷ lục Guiness người nhẹ nhất thế giới, cho đến nay vẫn chưa một ai có thể vượt qua Lucía.

Với cân nặng 2,1 kg, Lucia Zarate ở Mexico được sách Guinness ghi danh là người nhẹ nhất thế giới. Cô cũng là một trong những người lùn nhất, với 54,6 cm.

Bắp chân của cô chỉ to hơn một chút so với ngón tay cái của một người đàn ông trưởng thành. Cô mất vì bị giảm nhiệt, khi gánh xiếc của cô mắc kẹt trong tuyết ở vùng núi Sierra Nevada, năm 1890.

5. Người ngồi trên trụ đá lâu nhất

Thánh Simeon the Stylite người ngồi trên trụ đá lâu nhất

Với 37 năm ngự trên một trụ đá tại Ngọn đồi Kỳ diệu ở Syrie, Thánh Simeon the Stylite – một thầy tu người Syrie sống ở thế kỷ thứ 5 đang nắm giữ kỷ lục người ngồi trên trụ đá lâu nhất thế giới.

Theo đó, thầy tu này đã dành 37 năm ngự trên đỉnh một trụ đá tại Ngọn đồi Kỳ diệu ở Syrie mà không bao giờ ngủ cũng như nhịn ăn hoàn toàn. Đám đông tập trung quanh trụ đá để nghe thầy tu Simeon the Stylite (sau này được phong là thánh) thuyết giáo cho đến khi ông qua đời vào năm 459.

6. Nạn dịch khiến nhiều người thiệt mạng nhất

Cái chết Đen là nạn dịch khiến nhiều người thiệt mạng nhất

Cái chết Đen là tên gọi của một đại dịch xảy ra ở châu Á và châu Âu trong thế kỷ 14, kéo dài trong suốt 13 năm. Nó là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại, ước tính nạn dịch này đã giết chết từ 30 tới 60% dân số của châu Âu và giảm dân số toàn cầu từ khoảng 450 triệu người xuống còn từ 350 đến 375 triệu người vào năm 1400.

Cái Chết Đen bùng phát ở Trung Á vào năm 1339. Vì chuột mang bọ chét có nhiễm vi khuẩn này len lỏi khắp nơi, nên bệnh dịch hạch lây lan nhanh chóng. Kết quả là dân số Ấn Độ giảm đáng kể. Đông Nam Á, vùng Lưỡng Hà, Armenia, và các khu vực khác dưới sự thống trị của người Mông Cổ đều tràn ngập xác chết.

Năm 1347, Cái Chết Đen lan tới Constantinople và Alexandria. Số người chết tăng vọt ở hai thành phố này trong năm sau đó. Mỗi ngày có hơn 1.000 người chết  ở Alexandria.  Ở Ai Cập và Cairo mỗi ngày có hơn 7.000 người chết.

Theo y văn thế giới, vào 10/1347 một chiếc tàu buôn lớn trở về từ Trung Quốc đã cập ảng Sicily của bán đảo Crimean của Italia. Sau đó tất cả thủy thủ trên con tàu này tử vong, cũng là lúc dịch hạch bắt đầu bùng phát khắp châu Âu. Bệnh dịch hạch đã nhanh chóng bao trùm cả hòn đảo này.

Vào đầu năm 1348, Cái Chết Đen đã lan sang Venice và Genoa, sau đó tới toàn nước Ý. Những thành phố giàu có như Florence đã hoàn toàn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, 55.000 người trên tổng số 95.000 người đã chết. Nước Pháp láng giềng mong rằng có thể bế quan tỏa cảng để tránh bệnh dịch hạch, nhưng đã quá muộn. Đại dịch đã bắt đầu lan tới Marseilles và sau đó tràn vào Tây Ban Nha. Bệnh dịch hạch bắt đầu lan ra toàn bộ châu Âu.

Vào thế kỷ 14, tỷ lệ tử vong vượt quá 50% ở các thành phố đông dân cư. Xác chết bị quăng lên các xe cút kít như rác. Theo ước tính, 1/3 dân số Châu Âu chết vì dịch hạch vào thế kỷ 14. Tuy nhiên, bệnh dịch hạch không dừng lại ở đó. Cái Chết Đen tiếp tục tấn công Châu Âu theo chu kỳ mỗi 10 năm, cho đến tận thế kỷ 15. Cho đến nay con số tử vong chính xác do dịch hạch vẫn còn là một ẩn số.

Một nhà sử học của Đại học Oslo ở Na Uy ước tính rằng có 8 triệu người chết trong năm 1347 và 30 triệu người trong 6 sáu năm sau đó. Trong suốt 300 năm sau, bệnh dịch hạch vẫn tiếp tục bùng phát nhiều lần. Có thể tổng số người chết đã lên tới 200 triệu. Đại dịch bệnh này đã biến mất một cách bí ẩn sau năm 1670.

7. Tiếng nổ lớn nhất

Vụ nổ Krakatoa năm 1883 là vụ nổ lớn nhất

Vụ nổ Krakatoa năm 1883 làm rung trời lở đất, thổi bay đá, tro bụi khắp bán kính hơn 25 km và âm thanh của nó khiến những người sống cách đó 4.000 km cũng phải giật mình.

Sức công phá của nó gấp 13 lần quả bom nguyên tử Little Boy từng được thả xuống thành phố Hiroshima ở Nhật Bản năm 1945. Vụ nổ đã giết chết hơn 36.000 người và gây nên những cơn sóng thần dữ dội cao 40m, tàn phá khoảng 700 ngôi làng.

8. Viên kim cương lớn nhất

Cullinan là viên kim cương lớn nhất

Cullinan I – là viên kim cương thô lớn nhất thế giới từng được tìm thấy trên Trái Đất cho đến nay. Nó có khối lượng lên đến 3.106,75 cara (621,350 g).

Viên kim cương này được tặng lại cho Hoàng gia Anh, nó được đẽo gọt thành 9 viên đá nhỏ hơn. Trong đó viên kim cương lớn nhất là viên Cullinan II hay còn gọi là "Ngôi sao sáng nhất châu Phi", có khối lượng lên đến 530,4 cara (106,08 g), cũng chính là viên kim cương qua tạo tác lớn nhất thế giới cho đến nay, hiện đang được gắn trên cây vương trượng của vua Anh.

9. Tiến sĩ trẻ nhất

Karl Witte (sinh năm 1800) Tiến sĩ trẻ nhất

Karl Witte – 13 tuổi làm tiến sĩ: Karl Witte (sinh năm 1800) hiện vẫn giữ kỷ lục thế giới khi là người trẻ nhất có bằng tiến sĩ. 9 tuổi, Witte có thể nói 5 thứ tiếng và được trao bằng tiến sĩ Triết học tại ĐH Giessen khi chỉ 13 tuổi.

Thần đồng này từng muốn trở thành một luật sư, do đó ông đã đi đến Ý vào năm 1818 để thực hiện mục tiêu của mình. Song vì rất yêu sách nên Witte đã quyết định rẽ hướng khác trong sự nghiệp. Ông say mê những bài thơ của Dante và cuối cùng nhờ nỗ lực không ngừng, ông trở thành một học giả được Dante công nhận.

Theo Tường Vy / Reatimes