Có những điều từ trước đến nay được coi là quy luật và không có gì để bàn cãi nhưng thực tế, những điều đó lại không hoàn toàn chính xác. Đối với điện thoại Android cũng vậy. Sau đây là 5 điều nhầm tưởng về smartphone mà rất nhiều người vẫn đang nghĩ là đúng. 

1. Chỉ nên sử dụng bộ sạc đi kèm theo máy

Hầu hết trong chúng ta đều nghĩ rằng sử dụng sạc đi kèm với máy sẽ tránh được nguy cơ chập cháy. Tuy nhiên không phải như vậy. Ví dụ, bạn hoàn toàn có thể sử dụng bộ sạc HTC để sạc điện thoại Sony hay ngược lại.

Các thông số có thể khác nhau một chút trên các bộ sạc khác nhau nhưng điều đó không ảnh hưởng gì cả. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn mua sạc kém chất lượng, không rõ xuất sứ về dùng cho chiếc smartphone của mình. 

2. Nền đen sẽ giúp tiết kiệm pin

Điều này chỉ đúng đối với màn hình LED (gồm Super AMOLED và OLED) vì loại màn hình này sẽ không cung cấp năng lượng cho những điểm ảnh màu đen.

Ngược lại, cách này sẽ không có tác dụng với các màn hình LCD bởi các điểm ảnh màu đen vẫn sử dụng năng lượng để phát sáng màn hình. Đây là lý do tại sao màn hình LCD không hiển thị được màu đen thật.

 Màn hình LCD sẽ không giúp tiết kiệm pin dù có để nền đen

 Màn hình LCD sẽ không giúp tiết kiệm pin dù có để nền đen.

3. Thông số kỹ thuật tốt có nghĩa là hiệu năng tốt

Khi các nhà sản xuất “rêu rao” về RAM 4GB, camera 21MP thì mọi người đều sẽ tin rằng những chiếc máy với các thông số kỹ thuật tốt như vậy chắc chắn sẽ có hiệu năng mạnh mẽ hơn những máy có cấu hình kém. Nhưng điều này hoàn toàn không đúng.

Lấy một ví dụ đó là chiếc HTC One M9 mới. Chiếc smartphone này được sang bị chip Snapdragon 810 8 lõi - được cho là bộ vi xử lý nhanh nhất thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, trong phép thử hiệu năng Geekbench, One M9 lại bị đánh bại hoàn toàn bởi LG G2 – chiếc smartphone “hai năm tuổi” chỉ sử dụng chip Snapdragon 800.

Phần cứng mạnh mẽ sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn không biết dùng đúng cách. Số megapixel của camera trên smartphone chỉ là để nhà sản xuất đánh bóng sản phẩm của mình để lôi kéo người dùng mua sản phẩm.

Trong những bức ảnh dưới đây, bạn có nhận ra bức ảnh nào được chụp bằng camera “ngon”, bức ảnh nào được chụp bằng camera “cùi” không?

 Ảnh chụp bằng iPhone 6 (8MP) – phía trên bên trái, Nexus 5 (8MP) – phía trên bên phải, OnePlus 2 (13MP) – phía dưới bên trái và Sony Xperia Z3 Compact (20,7MP) – phía dưới bên phải. Bạn có nhận ra sự khác biệt?

Ảnh chụp bằng iPhone 6 (8MP) – phía trên bên trái, Nexus 5 (8MP) – phía trên bên phải, OnePlus 2 (13MP) – phía dưới bên trái và Sony Xperia Z3 Compact (20,7MP) – phía dưới bên phải. Bạn có nhận ra sự khác biệt?

4. Sạc qua đêm sẽ làm “chai” pin

Đây là một nhầm tưởng “kinh điển” của đa số người dùng điện thoại. Điều này chỉ đúng với điện thoại phổ thông còn với smartphone thì không.

Đúng như cái tên của nó, smartphone nghĩa là điện thoại thông minh. Nó sẽ “biết” dừng lại khi nào máy được sạc đầy. Vì vậy, đừng lo lắng nếu bạn có thói quen sạc điện thoại qua đêm.

Tuy nhiên, chiếc smartphone của bạn sẽ nóng lên đôi chút khi sạc trong thời gian dài. Để tránh làm máy quá nóng thì bạn đừng để điện thoại dưới gối, chăn hay những thứ tương tự trong thời gian sạc là được. 

Đây là cách nhanh nhất để làm hỏng pin thay vì sạc qua đêm

Đây là cách nhanh nhất để làm hỏng pin thay vì sạc qua đêm.

5. Reset máy về bản xuất xưởng sẽ xóa hoàn toàn dữ liệu của bạn

Khi bạn muốn bán, cho hoặc bỏ đi một chiếc điện thoại thì có một lời khuyên đó là bạn nên thiết lập máy về bản xuất xưởng để xóa dữ liệu cá nhân trên điện thoại của mình.

Tuy nhiên, thao tác này không loại bỏ hoàn toàn mọi dữ liệu. Người ta ước tính đã có khoảng 630 triệu điện thoại không xóa bỏ danh bạ, email, ảnh… sau khi thiết lập về bản xuất xưởng.

Vì vậy, bạn nên mã hóa điện thoại của mình trước khi reset sẽ tăng khả năng xóa dữ dữ liệu thành công. 

Theo Duy Phan tổng hợp/Gia Đình Việt Nam