Chuẩn bị đồ dùng cần thiết

Trước khi đến với Đền Hùng, bạn nên chuẩn bị trước các đồ dùng cá nhân cần thiết để leo bậc đá như: Đi giày thể thao, chuẩn bị sẵn nước lọc để khi leo đền được thuận lợi... Đặc biệt, bạn nên mang theo càng ít đồ càng tốt, bởi khi leo sẽ mất rất nhiều sức.

Hướng dẫn đường đi, cách di chuyển tới đền Hùng

Để đến được đền Hùng phổ biến nhất là có 2 cách:

Tới đền Hùng bằng xe máy, đường đi đền Hùng bằng phương tiện cá nhân:

+ Xuất phát từ Hà Nội để tới được đền Hùng bạn hãy chạy xe theo lộ trình sau: Đi theo quốc lộ 32 qua cầu Trung Hà==> khi tới cầu Phong Châu thì tiếp tục đi thẳng là tới đền Hùng.

+ Xuất phát theo quốc lộ 2 qua Vĩnh Phúc thì bạn chạy xe tới cầu Việt Trì ==> Qua trung tâm thành phố rẽ trái chừng 10km nữa là tới đền Hùng.

 

Có rất nhiều phương tiện, xe đi đến đền Hùng.

 

Tới đền Hùng bằng xe khách, thông tin nhà xe, chuyến xe chạy tuyến Hà Nội – Đền Hùng:

  • Xe Mạnh Nga Tuyến Hà Nội – Phú Thọ: Xe chất lượng cao. Hà Nội xuất phát tại bến xe Mỹ Đình lúc 8h15 và 18h10. Xuất phát Phú Thọ lúc 4h20 và 14h10. Liên hệ: Cây Xăng – Cầu Trắng – TX.Phú Thọ. Điện thoại (0210) 382.3313 – 0904.656.360.
  • Xe Hải Thường Tuyến Hà Nội – Thanh Sơn (Phú Thọ): Sáng Tân Minh đi 5h. Thanh Sơn đi 6h. Mỹ Đình về 10h15 – Chiều Văn Miếu đi 13h10. Thanh Sơn đi 13h40. Mỹ Đình về 17h30. Điện thoại: (0210) 387.4281 – 0902.216.468 – 0987.907.388.
  • Xe Hiếu Nghĩa Tuyến Hà Nội – Phú Thọ: Xe chất lượng cao. Ra vào Hà Nội tại bến xe Mỹ Đình. Phú Thọ đi 9h – Hà Nội về 16h. Điện thoại: 0982.195.902 – 0989.781.678

Những điểm tham quan tại Đền Hùng

Đền Hùng là khu di tích nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 9km. Đến đây, bạn có thể tham quan đền Hạ trước.

Đền Hạ là nơi Quốc mẫu Âu Cơ hạ sinh trăm trứng. Để leo được các đền, bạn phải có sức khỏe tốt vì tất cả lối lên xuống đều được xây theo bậc bằng đá. Đền Trung là vị trí các vua Hùng bàn việc nước, trong khi đền Thượng thường tổ chức nghi lễ tế trời, thờ thần lúa...

Lễ hội Đền Hùng và giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 10 tháng ba âm lịch.

Ngoài ra, một địa điểm cũng đáng chú ý là đền Giếng. Từ độ cao 175m trên đỉnh núi, bạn đi xuống theo đường vòng qua mộ vua Hùng để có thể thăm Giếng Ngọc nơi công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa hàng ngày chải tóc.

Đến Đền Hùng, sau khi làm lễ, những nơi bạn nên đến tiếp theo là: Bảo tàng Hùng Vương - nơi lưu giữ các hiện vật cổ Nhà nước Văn Lang, thời đại Hùng Vương dựng nước và giữ nước.

Dâng lễ

Nhiều du khách thường cầu kỳ trong khâu dâng lễ khi đến chùa chiền. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, việc dâng lễ tùy vào điều kiện của mỗi người.

Ngoài hai loại bánh mang biểu tượng của ngày giỗ Tổ là bánh chưng, bánh giầy, du khách có thể dâng hương hoa, lễ mặn, xôi gà... Dù lễ to hay nhỏ điều quan trọng nhất chính là sự chân thành chứ không phải ở lễ vật.

 

Những lưu ý về việc tế lễ tại đền Hùng

Du khách nên chuẩn bị mâm cúng dâng lên vua Hùng có bánh chưng, bánh giầy và hoa quả để cầu may mắn, tài lộc. Sau khi lễ xong, du khách xin lại lộc bánh chưng, bánh giầy để có được may mắn.

Du khách không nên lấy hòn đá cuội hay bẻ cành cây ở đền Hùng về đặt lên bàn thờ. Bởi đất đền Hùng là đất thiêng, nơi ngự của thần linh, du khách không nên rước thần linh về nhà mình.

Đặc biệt, lễ đền Hùng cần đi đúng trình tự theo nguyên tắc “đến hỏi về chào”. Trước khi ra về cần vào thắp hương tạ tại đền trình phía dưới.

Những đặc sản ở Phú Thọ bạn cần biết

Khi đến với Phú Thọ trong dịp này, bạn có thể thưởng thức các món ăn đặc sản ở đây như: Cá sông Đà, dê Thanh Sơn, thịt chua Thanh Sơn... Bên cạnh đó, món tằm sắn rang lá chanh cũng là món bạn và người thân nên thưởng thức khi đến Phú Thọ.

 

Theo Duy Phan tổng hợp/Reatimes