Chiếm ưu thế trên thị trường công trình xanh

Thời gian gần đây, các bên liên quan đã bắt đầu có một vài nỗ lực để thúc đẩy lĩnh vực công trình xanh. Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cùng với sự tham gia của các bộ liên quan bao gồm Bộ Xây dựng đang đặt ra mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng hàng năm xuống 2,5 - 3% (trên mỗi GDP) đến năm 2020 và giảm khí thải GHG xuống 2 - 3% từ năm 2020 - 2030 thông qua Chiến lược Tăng trưởng Xanh.

Mặt khác, Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam đã thiết lập một chứng nhận địa phương tên là công cụ đánh giá LOTUS, trong đó các chương trình đào tạo liên quan được khởi xướng và được tài trợ bởi các tổ chức đa phương thông qua mạng lưới tổ chức phi chính phủ của Việt Nam. Các nỗ lực được thực hiện đã làm tăng số lượng đăng ký LOTUS vượt qua cả LEED, do LOTUS liên quan mạnh mẽ đến thị trường Việt Nam và các điều kiện tại khu vực.

Do lĩnh vực sản xuất là mục tiêu chính của dòng vốn FDI - đạt gần 8 tỷ USD vào năm 2011 - hiện nay, công trình nhà máy đang chiếm ưu thế trên thị trường công trình xanh của Việt Nam, chiếm gần một nửa (42%) số lượng công trình xanh được chứng nhận, đứng thứ 2 là văn phòng (22%) và tòa nhà lưu trú (19%) phân chia thành các tòa nhà hiện tại và có chứng chỉ nổi tiếng như LEED, LOTUS, Earthcheck, GreenMark và GreenStar.

Lý do đằng sau việc phân khúc nhà máy chiếm ưu thế thị trường là liên quan đến sức mạnh của các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực xanh. Các tập đoàn đa quốc gia đang chỉ đạo hoạt động áp dụng công trình xanh ở Việt Nam, trong đó các trụ sở này được đặt tại các nước có luật môi trường nghiêm ngặt.

công trình nhà máy đang chiếm ưu thế trên thị trường công trình xanh của Việt Nam

Công trình nhà máy đang chiếm ưu thế trên thị trường công trình xanh của Việt Nam

Bên cạnh đó, trong giai đoạn hiện tại, lĩnh vực cách điện và chiếu sáng đem đến nhiều cơ hội, nhưng có rất ít công ty thuộc lĩnh vực này hoạt động trên thị trường. Tuy nhiên, các ngành dịch vụ bề mặt và kiến trúc đang có dấu hiệu bão hòa do hai ngành này đã có sự tăng trưởng cao trên thị trường.

Đối với triển vọng thị trường cho ngành công trình xanh của Việt Nam, Heiko Bugs, đối tác Châu Á của Solidiance nhận xét: “Mặc dù chúng tôi không chắc chắn về tốc độ phục hồi kinh tế, nhưng đầu tư nước ngoài đang trở lại và các công ty đang một lần nữa tìm kiếm các cơ hội phát triển. Các công trình tiêu thụ tới 40% năng lượng và các phương pháp phát triển và xây dựng công trình bền vững hơn sẽ thúc đẩy sự thay đổi trong tương lai ở Việt Nam”.

Theo Sách trắng mới được phát hành gần đây của Solidiance, một công ty tư vấn B2B hoạt động trong lĩnh vực tư vấn cho các nhà cung cấp công trình xanh trên toàn Châu Á, thị trường công trình xanh tại Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển sơ khai, nhưng nền tảng phát triển tương lai đang được thiết lập.

Một thống kê đơn giản đã làm sáng tỏ vị trí của thị trường hiện nay là mới chỉ có hơn 40 công trình trong một quốc gia có 90 triệu dân có chứng chỉ công trình xanh. Các yếu tố số trong tất cả các chứng nhận công trình xanh, bao gồm các tiêu chuẩn LOTUS trong nước, tiêu chuẩn quốc tế như LEED (Hoa Kỳ) hoặc Green Mark của Cơ quan Quản lý Xây dựng & Nhà ở (BCA) (Singapore), và các tiêu chuẩn công nghiệp như EarthCheck (dịch vụ lưu trú).

Tuy nhiên đến năm 2010, Việt Nam mới đưa ra một chứng nhận công trình xanh trong nước khi Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam công bố các tiêu chuẩn của LOTUS. Các tiêu chuẩn này dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế như LEED nhưng được thay đổi sao cho phù hợp với điều kiện trong nước.

Sự ra đời của LOTUS là một bước quan trọng trong việc đặt nền móng để áp dụng các biện pháp thực hành công trình xanh ở Việt Nam trong tương lai. Các kết quả từ cuộc khảo sát của các công ty công trình xanh do Solidiance thực hiện cho thấy LOTUS dễ đạt được hơn và tiết kiệm chi phí hơn so với các chứng nhận quốc tế như LEED, giúp mở đường cho phát triển công trình xanh ở Việt Nam.

Dự án “ghi điểm” xanh

Trong các dự án nhà máy xanh điển hình phải kể đến Deutsche Bekleidungs Werke Limited (DBW) được thiết kế để đạt chứng nhận quốc tế chuẩn Bạch kim theo tiêu chí của Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (LEED) và hệ thống chứng nhận của Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (LOTUS). Tọa lạc tại Khu công nghiệp (KCN) Long Hậu, DBW có tổng diện tích 18.000 m2. Khu liên hợp sản xuất tiên tiến được đặt trên 5 tầng, với trọng tâm đặc biệt là sản xuất hàng dệt kim và hàng may mặc thời trang cao cấp.

Thiết kế trang bị các tấm pin mặt trời và tầng mái xanh để bảo vệ năng lượng và cách điện, DBW trở thành nhà máy đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng theo tiêu chuẩn này. Đồng thời, tính đến hiện tại, DBW được xem là một nhà máy “xanh nhất” tại Việt Nam.

tính đến hiện tại, DBW được xem là một nhà máy “xanh nhất” tại Việt Nam.

Tính đến hiện tại, DBW được xem là một nhà máy “xanh nhất” tại Việt Nam.

Ông Thomas Hebestreit, Giám đốc điều hành tập đoàn Royal Spirit Group chia sẻ: "Chúng tôi đã nhìn thấy sự khao khát tiến bộ và phát triển bền vững của ngành thời trang nhiều năm qua thông qua việc ngày càng nhiều khách hàng không chỉ muốn hợp tác mà còn muốn nâng cao trách nhiệm xã hội của họ bằng cách làm việc với các nhà máy hoạt động trên nền tảng thân thiện với môi trường, từ công nghệ cho đến con người”. Ông còn cho biết thêm: "Tôi hy vọng DBW sẽ là nhà máy đầu tiên trong số nhiều các nhà máy xanh của Royal Spirit sau này”.

Cũng giống như nhiều nhà đầu tư quan tâm đến hoạt động kinh doanh bền vững, có 2 yếu tố khiến họ quan tâm nhất đến việc xây dựng nhà máy xanh.

Thứ nhất là môi trường xanh bền vững cho ngành công nghiệp nhẹ: Khu công nghiệp Long Hậu được chứng nhận bởi tiêu chuẩn quản lý Môi trường ISO 14001: 2015 và cam kết dành ít nhất 18% tổng diện tích đất cho mảng xanh. Hiện tại, KCN này cũng đang tiếp nhận hơn 160 nhà đầu tư từ các lĩnh vực khác nhau với sản lượng nhẹ, ít ô nhiễm, hàm lượng công nghệ sản xuất cao. KCN này còn có ký túc xá với hơn 6000 chỗ lưu trú cho công nhân, tích hợp tất cả các tiện ích sinh hoạt như trường mẫu giáo, mini mart, sân chơi, phòng khám…

Một điểm nổi bật đáng chú ý khác là KCN Long Hậu còn sở hữu vị trí gần biển, đón hướng gió từ phía Tây Nam và Đông Nam, đáp ứng hầu hết yêu cầu thông gió để tiết kiệm năng lượng. Thứ hai, KCN Long Hậu có hệ thống đường giao thông kết nối nội bộ, hệ thống thoát nước mưa, nhà máy xử lý nước đạt tiểu chuẩn A. DBW có thể tái sử dụng nước hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm chi phí, đồng thời giảm nguy cơ lũ lụt bởi hệ thống thoát nước gần sông. 

 

Theo Reatimes.vn